Lịch sử World Cup qua các thời kỳ: 80 năm hỉ, nộ, ái, ố

Kể từ lúc vẫn còn “vô danh” cho tới khi trở thành giải đấu danh giá nhất hành tinh, World Cup đã trải qua quá trình ra đời, hình thành và phát triển đúng 80 năm.

Kể từ lúc vẫn còn “vô danh” cho tới khi trở thành giải đấu danh giá nhất hành tinh, World Cup đã trải qua quá trình ra đời, hình thành và phát triển đúng 80 năm.

Thời kỳ sơ khai

Sau 2 chức vô địch Olympic liên tiếp môn bóng đá nam (1924, 1928), Uruguay được FIFA chọn là nước chủ nhà của kỳ World Cup đầu tiên (1930). Chỉ có 13 quốc gia tham dự giải đấu này và chỉ có đội tuyển châu Âu góp mặt tranh tài. Tại trận chung kết gặp Argentina, chủ nhà Uruguay đã giành Cúp Vàng đầu tiên trước sự chứng kiến của 100 nghìn CĐV.
DT-Uruguay413
Uruguay, ĐT vô địch World Cup lần đầu tiên
Bốn năm sau, ĐT Italia đã làm người ta say mê bằng thứ bóng đá rất đẹp mắt. 16 đội tham dự chia làm 8 cặp để đá loại trực tiếp. Azzurri đã đăng quang trên sân nhà và tiếp tục bước lên bục vinh quang tại World Cup 1938 tại đất Pháp. Tính đến thời điểm hiện tại, Đoàn quân áo Thiên thanh là một trong hai đội duy nhất bảo vệ thành công Cúp Vàng (cùng Brazil).

Thời “Vua bóng đá Pele”

Thế chiến II (1939-1945) khiến 2 kỳ World Cup (1942, 1946) không được tổ chức. Đến năm 1950, Brazil giành quyền đăng cai Mondial trong bối cảnh châu Âu còn điên đảo vì hậu quả nặng nề của chiến tranh. Đây là kỳ World Cup duy nhất không có trận chung kết. Sau các loạt trận vòng bảng, BTC quyết định tổ chức VCK theo kiểu đá vòng tròn. Nhưng cuộc đối đầu quyết định giữa Brazil và Uruguay được xem như trận chung kết của giải. Trước 200 nghìn khán giả trên sân Maracana, Uruguay đã giành thắng lợi tối thiểu 1-0 trước Brazil để lần thứ hai đăng quang.
Pele đã  cùng Brazil VĐTG 3 lần
Pele đã cùng Brazil VĐTG 3 lần
Năm 1954, ĐT Tây Đức đánh bại Hungary 3-2 trong trận chung kết để lần đầu tiên lưu danh vào lịch sử World Cup. Bốn năm sau, ĐT Liên Xô góp mặt lần đầu. Song có lẽ, thần đồng Pele người Brazil mới được xem là dấu ấn vĩ đại nhất của giải đấu này. Khi mới chỉ 17 tuổi và 249 ngày, Pele đã lập cú đúp để góp công vào thắng lợi 5-2 cho Brazil trong trận chung kết cũng như trở thành cầu thủ trẻ nhất tham dự một trận chung kết Cúp thế giới, ghi bàn, lập cú đúp và đoạt Cúp Vàng.

Giải VĐTG 1958 không chỉ chứng kiến sự tỏa sáng của “Vua bóng đá” Pele mà còn khai sinh ra chân sút xuất sắc nhất ở mọi kỳ World Cup, Just Fontaine (Pháp), với 13 bàn. Năm 1962, Pele lại đưa Selecao lên đỉnh cao thế giới. Thêm chiếc Cúp Vàng năm 1970, Pele trở thành cầu thủ duy nhất hành tinh, tính đến lúc này, vô địch thế giới 3 lần.

Anh quốc được xem là quê hương của túc cầu giáo nhưng phải chờ tới World Cup 1966, giới mộ điệu xứ Sương mù mới được tận hưởng niềm vui tột đỉnh. Tam Sư đã hạ gục ĐT Tây Đức 4-2 trong hiệp phụ của trận đấu cuối cùng để lên ngôi.

Thời “Bàn tay của Chúa”

Sau Brazil, đến lượt Italia hoàn tất cú hat-trick VĐTG tại Tây Ban Nha 1982. Nhưng giải đấu này có một sự kiện vô cùng đáng nhớ là thủ thành Schumacher của ĐT Tây Đức đã vào bóng khiến cột sống hậu vệ Battiston của Pháp gãy lìa trong trận bán kết. Năm 1986, bóng đá Nam Mỹ (lần này là Argentina) lại sản sinh ra một huyền thoại. Tên đầy đủ của anh là Diego Armando Maradona.
“Cậu bé  Vàng” nâng cao Cúp Vàng tại Mexico 1986
“Cậu bé Vàng” nâng cao Cúp Vàng tại Mexico 1986
Tại vòng tứ kết gặp ĐT Anh, “Cậu bé Vàng” ghi 2 bàn thắng nổi tiếng nhất, trong đó có bàn thắng ghi bằng tay mà sau đó chính Maradona gọi là “Bàn tay của Chúa”. Ở chung kết, Abiceleste của “Cậu bé Vàng” đã hạ gục Tây Đức để lên ngôi lần thứ hai, sau năm 1978. Cũng chính nhờ tài năng của Maradona mà Argentina lọt vào tới trận chung kết tại Italia 1990. Và cũng chính vì anh (dùng doping) mà Argentina đã phải nhục nhã rời World Cup 1994 trên đất Mỹ từ vòng bảng.

Thời “Black Blanc Beur”

Đây là khái niệm chỉ ĐT Pháp của Aimé Jacquet: Black (da đen), Blanc (da trắng), Beur (những người Bắc Phi thuộc thế hệ thứ hai hay thứ ba) cùng với nghĩa đội bóng đa chủng tộc, với sự hòa trộn của những nền văn hóa khác nhau đã mang vinh quang đầu tiên về cho Gà trống năm 1998. Zidane là nghệ sỹ lớn nhất trong trận chung kết với Brazil khi ghi 2 bàn cho Pháp. Tám năm sau, bằng sự hồi sinh kỳ diệu, Chàng Hói lại đưa Les Bleus vào tới chung kết (thua Italia trên loạt đá penalty), ghi bàn mở tỷ số trước khi thực hiện cú “thiết đầu công” nổi tiếng vào người Materazzi.
ĐT Pháp  đa sắc tộc lên ngôi năm 1998
ĐT Pháp đa sắc tộc lên ngôi năm 1998
Cũng không nên quên, Pháp chính là đội ĐKVĐ có thành tích tệ nhất trong lịch sử. Năm 2002, Đội bóng áo Lam phải rời châu Á từ vòng bảng và nhanh chóng thành Cựu vương với 1 trận hòa, 2 thất bại và không ghi nổi 1 bàn thắng.

Bạn có biết? Bí mật World Cup

Những bí mật đằng sau trái bóng là một trong các yếu tố khiến túc cầu trở thành môn thể thao Vua. Trong suốt chặng đường 80 năm hình thành và phát triển, giải đấu bóng đá số Một hành tinh đã lưu giữ rất nhiều sự huyền bí…

World Cup 1938

Trong trận đấu gặp Ba Lan ở vòng 1, chân sút Leonidas của ĐT Brazil (“Vua phá lưới” ở giải này với 7 bàn) đã ghi một bàn thắng bằng đôi chân trần trong những phút cuối để đem về chiến thắng sít sao 6-5 cho Selecao.

World Cup 1950

ĐTQG Ấn Độ từng vượt qua vòng loại World Cup 1950 với đội hình toàn các cầu thủ quen chơi bóng bằng chân đất. Tuy nhiên, FIFA đã loại đội bóng Đông Á khỏi Cúp Thế giới lần này vì lý do… không được thi đấu mà không đi giày.

World Cup 1978

Ngày 10/6, khi World Cup diễn ra tại Argentina, do BLĐ ĐT Pháp không đăng ký áo đấu thứ hai (phụ), nên Les Bleus chỉ có trang phục truyền thống và buộc phải mượn áo của một đội bóng nghiệp dư tại quê hương của Maradona để thi đấu với Hungary. Tuy nhiên, áo đấu của CLB CA Kimberley này lại không nhiều chi tiết giống với trang phục thi đấu phụ của Gà trống: áo kẻ xanh lá cây - trắng!

World Cup 1994

Tại Mỹ, bóng đá không phải là môn thể thao được hâm mộ nhất. Thế nhưng, cho tới tận bây giờ, người ta cũng không thể hiểu nổi tại sao và bằng cách nào, mà BTC World Cup 1994 (diễn ra trên đất Mỹ) lại có thể bán hết sạch vé các trận đấu. Riêng trận chung kết Brazil - Italia, đã có 94.194 CĐV tới sân Rose Bowl ở California để cổ vũ cho 2 đội. Đây cũng là kỳ Cúp thế giới duy nhất không ế bất cứ chiếc vé nào.

World Cup 2002
Cho tới tận bây giờ, người ta vẫn còn tranh cãi về tuổi thực của cầu thủ trẻ nhất từng tham dự vòng loại Cúp Thế giới. Rất nhiều thống kê và tài liệu cho rằng Souleymane Mamam của Togo thi đấu trong trận gặp Zambia cuối năm 2001 khi anh mới 13 tuổi và 310 ngày. Tức là Mamam sinh năm 1987. Song, một số văn bản khác lại ghi Mamam sinh trước đó 2 năm (1985) và anh 15 tuổi 310 ngày vào thời điểm trận đấu diễn ra.
Theo Baobongda

Đọc thêm