Liên hiệp quốc: Một nửa số người nghèo sống tại châu Á

Dựa theo một chỉ số mới vừa được Đại học Oxford (Anh) công bố, trong tổng số những người sống dưới ngưỡng nghèo đói trên thế giới thì có tới một nửa sinh sống tại khu vực Nam Á và chỉ một phần tư sống tại châu Phi.

Dựa theo một chỉ số mới vừa được Đại học Oxford (Anh) công bố, trong tổng số những người sống dưới ngưỡng nghèo đói trên thế giới thì có tới một nửa sinh sống tại khu vực Nam Á và chỉ một phần tư sống tại châu Phi.

 

Theo MPI: châu Á chiếm tới 50% số người nghèo trên thế giới
(Ảnh: Internet) 

Chỉ số “Multidimensional Poverty Index" (MPI) được thiết lập dựa trên các số liệu thống kê từ 104 quốc gia với tổng số người đại diện là 5,2 tỷ người, chiếm 78% dân số thế giới.

Chỉ số này cho thấy số người sống trong tình trạng cực nghèo đã tăng lên tới 1,7 tỷ , thay vì 1,3 tỷ như tính toán dựa theo chỉ số nghèo tổng hợp (Human Poverty Index-HPI), vốn được xem là công cụ đo lường từ trước tới nay.

MPI đã được Trung tâm nghiên cứu kinh tế về phát triển quốc tế thuộc Đại học Oxford (OPHI) phát triển với sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.

Theo các chuyên gia, chỉ số MPI bao gồm nhiều nhân tố hơn IPH đã được tạo ra từ năm 1997, và kêu gọi thay thế chỉ số cũ bởi MPI được tính toán từ những nhân tố phức hợp liên quan tới giáo dục, y tế và thu nhập.

Theo ông Jeni Klugman, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), “MPI cho phép đo lường một cách chặt chẽ, toàn diện hơn ngưỡng đói nghèo so với công cụ cũ tính toán thu nhập bằng đồng đô la”.

Theo MPI, 64,5% những người dân của khu vực châu Phi – vùng Sahara và 55% người dân Nam Á đã được đánh giá thuộc diện nghèo, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với đánh giá từ HPI.

Cũng theo đó, nếu 2/3 người dân của Nigeria có mức thu nhập không đủ sống theo HPI thì có tới 93% dân số nước này thuộc diện nghèo theo như những tiêu chí của MPI.

Chỉ số mới sẽ được sử dụng trong bản báo cáo lần thứ 20 của UNDP dự kiến công bố vào tháng 10 năm nay.

Vào thời điểm hiện tại, MPI đã được sử dụng vào trong công tác thống kê kinh tế - xã hội tại Mexico, Colombia và Trung Quốc./.

Nguồn: Báo Điện tử  Đảng Cộng sản

Đọc thêm