Liên tiếp động đất ở Việt Nam: Dấu hiệu đáng lo

Liên tiếp hai tháng 8 và 9, tại Việt Nam đã xảy ra hai trận động đất ở Cao Bằng và Thanh Hóa. Xâu chuỗi những vụ động đất hồi gần đây tại các nước láng giềng như Indonexia, Trung Quốc... nhiều người đã không khỏi lo ngại đặt câu hỏi: liệu đây có phải là dấu hiệu bất thường?

Liên tiếp hai tháng 8 và 9, tại Việt Nam đã xảy ra hai trận động đất ở Cao Bằng và Thanh Hóa. Xâu chuỗi những vụ động đất hồi gần đây tại các nước láng giềng như Indonexia, Trung Quốc... nhiều người đã không khỏi lo ngại đặt câu hỏi: liệu đây có phải là dấu hiệu bất thường?

TS Lê Tử Sơn, Viện Vật lý địa cầu khẳng định: những trận động đất vừa qua là hiện tượng tự nhiên rất bình thường và không có gì đáng lo ngại. TS Sơn cho biết, thống kê trung bình ở Việt Nam cứ 2- 3 năm lại có động đất một lần. Việt Nam được xếp vào quốc gia có cường độ động đất ở mức yếu, trừ vùng Tây Bắc được đánh giá là mức trung bình.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà Việt Nam chưa từng có động đất mạnh (trên 7 độ richter gây thiệt hại về người và tài sản).
 
Một dư chấn động đất làm rung các tòa nhà ở Hà Nội khiến mọi người phải xôn xao. Ảnh chụp tháng 5/2008. (Ảnh: M. Thương)
Một dư chấn động đất làm rung các tòa nhà ở Hà Nội khiến mọi người phải xôn xao. Ảnh chụp tháng 5/2008. (Ảnh: M. Thương)

Vùng động đất ở Cao Bằng và Thanh Hóa vừa qua cũng nằm trên đới động đất Tây Bắc. Riêng Thanh Hóa, động đất này xảy ra trên diện rộng tại thị trấn Quan Sơn, xã Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Sơn Điện và lan sang cả thị trấn huyện Quan Hóa. Khu vực này nằm trong đới đứt gãy sông Mã, giáp Lào cũng là vùng được các chuyên gia đánh giá khá nhạy cảm với động đất. “Nhưng bao giờ và khi nào có động đất mạnh thì rất khó có thể trả lời vì đây không chỉ là bài toán khó đối với các nhà khoa học Việt Nam mà còn với cả thế giới”- TS Lê Tử Sơn cho biết.

Ý kiến chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thủy - Nguyên Viện Trưởng Viện Vật lý Địa cầu (Viện KH - CN Việt Nam):

Phòng hơn chống: đó là thượng sách. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức phòng tránh động đất cho mình ngay từ bây giờ. Theo tôi, các kết quả nghiên cứu về động đất nên chuyển đến tận các Sở Xây dựng địa phương để người dân có thể đến tìm hiểu thông tin, xem đất nhà mình chuẩn bị xây dựng có nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra động đất hay không, qua đó có phương án xây dựng thích hợp. 

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe - Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội:

Tập dượt nhằm tạo thói quen ứng xử của cộng đồng khi động đất xảy ra: chạy ngay ra chỗ trống trải, nếu trong công sở thì chui ngay xuống gầm bàn, tập dượt cứu thương, chữa cháy, cứu sập … Nâng cao hiểu biết của người dân về ứng xử động đất để họ tự thích ứng cũng là một giải pháp hiệu quả. Có một nghịch lý là, các vùng hay xảy ra động đất lại ít thiệt hại hơn các vùng rất ít khi có động đất.
Song các chuyên gia nhận định, những trận động đất trên đều không có gì đặc biệt vì cường độ động đất yếu, khoảng 3 độ richter. Với cường độ này, không đủ để xếp vào mức cảnh báo và báo động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo quy ước, khi động đất mạnh 4 độ richter trở lên chúng tôi mới thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tại những nơi nhạy cảm như thành phố lớn, thị xã, nơi tập trung đông dân cư … chúng tôi sẽ thông báo rộng rãi khi xảy ra động đất mạnh 3,5 độ richter trở lên.

PGS. TS Nguyễn Ngọc Thủy, nguyên viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết tính tới thời điểm này không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả tại các nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất là việc nằm ngoài khả năng.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng thêm một số trạm quan trắc động đất. Với mạng lưới quan trắc đầy đủ, chúng tôi sẽ làm tốt hơn công tác quan trắc và cảnh báo động đất.

Dự kiến sẽ có 30 trạm quan trắc động đất được xây dựng với số tiền đầu tư xây dựng số trạm này khoảng 70 - 80 tỷ đồng (kế hoạch tổng thể cho việc xây dựng 30 trạm này đã được Viện Khoa học và Công nghệ phê duyệt về mặt nguyên tắc).

Theo Đất Việt

 

Đọc thêm