“Long thành cầm giả ca” chiếu khai mạc Những ngày phim Việt Nam

Chiều 22-9, tại Rạp chiếu phim Lê Độ, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Cục Điện ảnh phối hợp cùng Hãng phim Giải Phóng tổ chức họp báo giới thiệu bộ phim truyện nhựa “Long thành cầm giả ca” (Bài ca người gảy đàn thành Thăng Long).

Chiều 22-9, tại Rạp chiếu phim Lê Độ, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Cục Điện ảnh phối hợp cùng Hãng phim Giải Phóng tổ chức họp báo giới thiệu bộ phim truyện nhựa “Long thành cầm giả ca” (Bài ca người gảy đàn thành Thăng Long).

Một cảnh trong phim “Long thành cầm giả ca”

Một cảnh trong phim “Long thành cầm giả ca”

Tại buổi họp báo, đạo diễn-NSƯT Đào Bá Sơn cho biết, bộ phim truyện nhựa “Long thành cầm giả ca” do Hãng phim Giải Phóng sản xuất sẽ được chọn chiếu khai mạc Những ngày phim Việt Nam chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bộ phim sẽ trình chiếu tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Điện Biên... Đây là lần đầu tiên Hãng phim Giải Phóng đưa hình tượng Đại thi hào Nguyễn Du lên màn ảnh nhỏ. 

Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc đời và mối lương duyên của hai nhân vật chính là Tố Như cùng nàng Cầm. Cầm vốn là cô gái xuất thân từ làng quê Thanh Hoa Ngoại, trong gia đình có mẹ và dì đều hành nghề ca kỹ. Lớn lên, cô được gửi lên Thành Thăng Long học đàn. Tại đây, nàng Cầm tình cờ làm quen với tân khoa Tố Như khi anh trên đường ứng thí trở về. Cuộc gặp gỡ tình cờ đã làm xao động tâm hồn của Tố Như. Họ cảm nhau tiếng hát, cung đàn và tài năng thơ phú.

Khi dân tộc xảy ra biến loạn, cả hai trôi dạt mỗi người một phương. Hai mươi năm sau gặp lại, Tố Như đã thành đạt, còn Cầm trở thành cô đào hát già, xấu xí nhưng nhờ tiếng đàn, Tố Như vẫn nhận ra nàng. Sau một đêm ngậm ngùi thưởng đàn và chua xót bên chum rượu, Tố Như sáng tác bài thơ “Long thành cầm giả ca” tặng nàng Cầm rồi lên đường đi sứ. Cầm ôm bài thơ ra nơi giếng Nguyệt. Từ đó không ai thấy nàng nữa. Phim lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của Đại thi hào Nguyễn Du. Trong đó, bộc lộ nỗi xót thương với thân phận nữ cầm ca thời phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.    

Tiểu Yến

Đọc thêm