Mặc dù Bộ luật Hình sự không “khoanh vùng” nạn nhân của tội phạm hiếp dâm nói chung, trong đó có tội hiếp dâm trẻ em là nam hay nữ nhưng qua thực tế thi hành pháp luật, chúng ta đã mặc định nạn nhân bị xâm hại tình dục đương nhiên phải là phụ nữ và các bé gái. Điều này thể hiện ở việc trong lịch sử tố tụng hình sự, ngành Tòa án Việt Nam chưa từng xét xử một vụ án hiếp dâm trẻ em nào mà nạn nhân là một bé trai. Trong khi đó, thực tế hành vi lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục trẻ em trai diễn ra khá nhiều.
Mặc dù Bộ luật Hình sự không “khoanh vùng” nạn nhân của tội phạm hiếp dâm nói chung, trong đó có tội hiếp dâm trẻ em là nam hay nữ nhưng qua thực tế thi hành pháp luật, chúng ta đã mặc định nạn nhân bị xâm hại tình dục đương nhiên phải là phụ nữ và các bé gái. Điều này thể hiện ở việc trong lịch sử tố tụng hình sự, ngành Tòa án Việt Nam chưa từng xét xử một vụ án hiếp dâm trẻ em nào mà nạn nhân là một bé trai. Trong khi đó, thực tế hành vi lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục trẻ em trai diễn ra khá nhiều.
|
Minh họa |
Điều 112 Bộ luật Hình sự được hiểu là mọi hành vi quan hệ tình dục với trẻ em dưới 13 tuổi, không phân biệt trẻ trai hay gái, bị cưỡng bức hay thuận tình đều bị xử lý về tội hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ nam từ đủ 13 tuổi thì thủ phạm không xử lý về tội danh hiếp dâm mà chuyển sang tội dâm ô với trẻ em - một tội danh ít nghiêm trọng hơn và có khung hình phạt khá nhẹ.
Lý giải nguyên nhân của sự bất cập trên, một Luật sư cho rằng trong quy định về tội hiếp dâm nói chung thì khách thể bị xâm hại của tội danh này là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm và sức khỏe của người phụ nữ. Từ đó suy ra chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm này chỉ có thể là nam giới. Nữ giới chỉ có thể bị xử lý về tội này nhưng chỉ với vai trò đồng phạm giúp sức. Áp dụng tương tự đối với tội hiếp dâm trẻ em, nạn nhân bị xâm hại cũng được xác định là trẻ em gái.
Cũng từ cách xác định chủ thể của hành vi “giao cấu” một cách khiên cưỡng, có nhiều bất cập như trên, trước nay người ta vẫn hiểu hành vi mại dâm phải được hiểu là quan hệ giữa một người nam và người nữ, đương nhiên đối tượng bán dâm phải là nữ giới. Cách xác định đó vô hình chung đã bỏ lọt tội phạm mại dâm đồng giới vì dĩ nhiên quan hệ cùng giới không được coi là “giao cấu”.
Trở lại với hành vi xâm hại tình dục bé trai, trong xã hội hiện nay đã xuất hiện nhiều hành vi biến thái của những kẻ đồng tính nam thích “quan hệ” với các bé trai, hoặc một bộ phận quý bà cũng lợi dụng các trẻ trai để “giải sầu” một cách bệnh hoạn cho bản thân mình. Những bé trai tuy đã đủ 13 tuổi bị cưỡng ép hoặc tự nguyện “mua vui” cho những kẻ có sở thích đồi bại đó lẽ ra phải được xác định là nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em nhưng vì pháp luật chỉ quy định nạn nhân của tội này là nữ giới, là trẻ gái nên thủ phạm nếu có phải chịu trách nhiệm hình sự thì cũng chỉ bị xử lý về tội dâm ô. Như vậy, cùng thực hiện một hành vi với tính chất và mức độ tương tự nhau nhưng chỉ vì nạn nhân khác về giới tính mà hung thủ đã được hưởng mức án “nhẹ như lông hồng”, đấy là sự thiếu công bằng.
Thiết nghĩ, trước khi Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung, về tội xâm hại tình dục trẻ em nam, liên ngành tư pháp Trung ương cần sớm có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để việc áp dụng pháp luật được công bằng, thống nhất nhằm hạn chế hành vi mại dâm nam, lạm dụng tình dục trẻ em nam đang có nguy cơ phát tác như hiện nay.
Công Tâm