Luật sư góp ý về quy định cưỡng chế, bồi thường thu hồi đất

Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất ra đời với ý tưởng sẽ đổi mới hơn Nghị định 84/2007/NĐ-CP trước hết là về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên, dư luận cho rằng nhiều quy định tại văn bản này lại có bước thụt lùi so với quy định cũ.

[links()]Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất ra đời với ý tưởng sẽ đổi mới hơn Nghị định 84/2007/NĐ-CP trước hết là về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên, dư luận cho rằng nhiều quy định tại văn bản này lại có bước thụt lùi so với quy định cũ.

Một người dân thẫn thờ trước khu vườn vừa bị cưỡng chế
Một người dân thẫn thờ trước khu vườn vừa bị cưỡng chế
Luật sư Phạm Hùng Thắng (Đoàn Luật sư Thanh Hóa):
Dùng quân đội tham gia cưỡng chế sẽ phản tác dụng
Việc không quy định cụ thể thành phần tham gia cưỡng chế khiến một số địa phương rất tùy hứng khi lên phương án lựa chọn thành phần này. Mặt khác, khi lựa chọn lực lượng quân đội, công an tham gia cưỡng chế đã thể hiện sự bất lực của chính quyền địa phương trong công việc quản lý hành chính nhà nước về mặt đất đai. Vì cho rằng, nếu người dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì chỉ cần huy động lực lượng này tham gia cưỡng chế sẽ giải quyết được tất cả. Đây là việc làm thiếu dân chủ và không tôn trọng người bị thu hồi đất.
Theo tôi, quá trình thu hồi đất, quá trình  xem xét dự án đầu tư, thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư.... chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc tối cao là công khai, minh  bạch và có sự tham gia của cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng ban Bồi thường GPMB huyện Thanh Trì (Hà Nội):
Phải qui định rõ để người dân tránh nghi ngờ 
Mỗi lần chúng tôi tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng anh em gặp rất nhiều khó khăn do vướng về các qui định liên quan. Ví dụ như hiện chưa một văn bản nào qui định khi tổ chức cưỡng chế thì phải có sự tham gia của các lực lượng nào; Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không có biểu mẫu chung. Bởi vậy, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ chủ yếu bằng kinh nghiệm, hoặc “ tham khảo” từ các quận, huyện  khác.
Chẳng hạn, các nội dung trong Quyết định cưỡng chế hoàn toàn “học hỏi” cách làm của các quận huyện khác chứ chưa có qui định bắt buộc phải có các nội dung gì. Hay như các cuộc cưỡng chế chúng tôi thường phải thuê lực lượng thi hành các công việc như phá, dỡ, vận chuyển, nhưng cũng chưa có văn bản nào qui định rõ việc thuê này được hay không?.
Tôi nghĩ, cần thiết phải có văn bản qui định rõ các bất cập nêu trên để chính quyền yên tâm với cơ sở pháp lý khi thực hiện một việc hết sức phức tạp là thu hồi đất và tránh những nghi ngờ của người dân về việc chính quyền sử dụng quyền hành “quá tay”.
Luật sư Nguyễn Trung Thành - Cty Luật Hòa Lợi (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội): 
Cần có văn bản giải thích cụ thể
Theo tôi, quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư hiện nay còn tồn tại quá nhiều vướng mắc, cần có văn bản giải thích cụ thể. Thứ nhất, nhiều địa phương khi thực hiện dự án đã không áp dụng việc xác định nguồn gốc đất đúng quy định tại khoản 3 Điều 4 nghị định 84/NĐ-CP/2007, mà tùy tiện lập biên bản xác đinh nguồn gốc đất gồm các thành phần không đúng quy định gây thiệt thòi cho người bị thu hồi đất.  
Thứ hai, theo quy định Điều 12 Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước khuyến khích khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai lại không hướng dẫn điều luật này; khi thu hồi đất thì bồi thường, hỗ trợ như thế nào cũng không được hướng dẫn.
Trên thực tế, các trường hợp sử dụng đất theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2003, khi Nhà nước thu hồi đất thường không được xem xét bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất. Chính quyền địa phương cho rằng diện tích  này là do lấn chiếm, đất do Nhà nước quản lý không thuộc diện được bồi thường, hỗ trợ?.
Thứ ba, trên thực tế, rất nhiều tỉnh, thành đã không triển khai thực hiện Nghị định 203/HĐBT năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng đến xã phường, thị trấn. Tức là đáng ra phải có văn bản công bố công khai việc cắm mốc hành lang bảo vệ an toàn công trình theo quy định pháp luật để khi thu hồi đất có căn cứ  xác định nguồn gốc đất của người bị thu hồi đất có thuộc trường hợp được bồi thường hay không.
Hiện nay, rất nhiều địa phương chưa làm được việc công khai cắm mốc giới, nhưng  khi thu hồi nhà đất để thực hiện dự án nâng cấp cải tạo đường giao thông lại tùy tiện cho rằng người có nhà đất bị thu hồi vi phạm mốc giới theo Nghị định 203/HĐBT và không bồi thường về đất cho người sử dụng đất, làm thiệt hại đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Do đó, những vướng mắc trên cần sớm được cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn cụ thể.
PVBĐ

Đọc thêm