Với những cặp vợ chồng cọc cạch về tuổi tác, thông thường người trẻ hơn thường là đối tượng lăng nhăng. Nhưng không ít trường hợp “sừng” lại mọc ngược.
Lăng nhăng là bản tính
Theo chuyên gia tâm lý Thu Hiền (Trung tâm tư vấn 1088), một số cô gái trẻ có bản lĩnh lớn trước tuổi hoặc cả những cô gái vốn ngay từ bé quá thần tượng hình ảnh người cha khi lớn lên cũng có xu hướng tìm đến những người đàn ông chững chạc, chín chắn.
Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, Nguyễn Lê Na được gia đình xin cho làm công việc trong giờ hành chính ở tỉnh Nam Định, cách huyện Nam Trực nhà cô chừng 17 cây số. Dù không xinh đẹp nổi bật nhưng cô lại có vẻ mặn mà, đằm thắm của người con gái á Đông nên cũng có vô khối chàng bủa vây xung quanh. Nhưng Na lại mê cái vẻ chín chắn, đĩnh đạc, pha chút lãng mạn của một ông chủ doanh nghiệp ở tỉnh. Chỉ có điều, ông chủ doanh nghiệp ấy bằng tuổi mẹ cô.
Rồi Na sinh con, đứa con đầu lòng bé bỏng và đáng yêu ra đời trong niềm hạnh phúc đến tột cùng của cô. Mẹ cô quyết định bỏ công việc ở nhà lên tỉnh chăm nom con gái và cháu. Cuộc sống cứ êm đẹp trôi đi như vậy, nếu không có một ngày, cô đi ra phố cắt tóc về và bắt gặp cảnh chồng đang ôm cứng lấy mẹ cô từ phía sau.
Theo chuyên gia tâm lý Thanh Hòa (Trung tâm tư vấn Linh Tâm), khi đã có sẵn bản tính nhăng cuội thì kể cả khi đã ở tuổi 70 họ vẫn cứ tán tỉnh các cô gái như thường, dù ở nhà họ đã có cô vợ kém hàng chục tuổi xinh đẹp, đảm đang.
Khoảng cách khó lấp đầy
Theo chuyên gia tâm lý Thanh Hòa, những người đàn ông là con út trong nhà vốn được nuông chiều, chăm bẵm một cách toàn diện từ bé thì lớn lên thường hay có xu hướng thích các chị. Cũng vì quen được chiều chuộng nên khi lớn lên, một số thanh niên không muốn chăm sóc, chiều chuộng người khác, mà chỉ muốn được nhận. Điều này thì các cô gái trẻ trung, xinh đẹp thường ít làm và làm kém hơn nhiều so với những người phụ nữ lớn tuổi, nhất là những người đã qua một lần lỡ dở chuyến đò đời.
Những người phụ nữ lớn tuổi đã trải qua một quá trình trải nghiệm dài hơi lại cộng với kinh tế cũng đã vững hơn nhiều so với thời còn trẻ nên kinh nghiệm trong cuộc sống, cộng với có điều kiện tài chính cho việc chăm đối tác nên không ít chàng trai trẻ không dứt nổi vòng mê cung này. Chuyên gia Thanh Hòa cho rằng, trong nuôi dạy con trai, người mẹ không nên quá bảo bọc khiến con trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết cho.
Thường những người đã qua một lần lỡ dở có xu hướng biết giữ gìn hạnh phúc hơn nhưng không ít trường hợp lại quan niệm rằng, cái ngưỡng đau khổ đầu tiên đã vượt qua rồi thì dù có bỏ chồng (vợ) một vài lần nữa cũng chẳng hề hấn gì. Cũng có người từng ly dị vì bị đối tác cắm sừng thì khi lập gia đình mới, họ có xu hướng học theo đối tác cũ bằng cách cắm sừng trước để phòng chuyện cũ lặp lại thì họ cũng không quá phải đau khổ như lần trước. Nhưng cuối cùng, theo các chuyên gia tâm lý, sự cọc lệch quá đỗi về tuổi tác, hình thức, trình độ là những thứ rất khó co cho lại gần nhau được.