Lý lịch khó tin của hung thủ cắt cổ chủ quán cà phê Hương Sen

Sau 4 lần đảo ngũ, cuộc đảo ngũ lần thứ 5 đã đưa gã thanh niên hư hỏng vào vòng tội lỗi. Tìm hiểu lai lịch, nhân thân của đối tượng Triệu Quân Sự (còn gọi là Triệu Quốc Sự, SN 1991, ngụ xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) mới thấy rằng tội ác ghê rợn hắn gây ra chỉ là điểm “đen” cuối cùng của một thanh niên đã "bán linh hồn mình cho quỷ dữ"

Sau 4 lần đảo ngũ, cuộc đảo ngũ lần thứ 5 đã đưa gã thanh niên hư hỏng vào vòng tội lỗi. Tìm hiểu lai lịch, nhân thân của đối tượng Triệu Quân Sự (còn gọi là Triệu Quốc Sự, SN 1991, ngụ xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) mới thấy rằng tội ác ghê rợn hắn gây ra chỉ là điểm “đen” cuối cùng của một thanh niên đã "bán linh hồn mình cho quỷ dữ"
Như tin đã đưa, rạng sáng 24/8/2012, chỉ sau 2 ngày vào cuộc điều tra, các lực lượng tinh nhuệ của Công an TP.Hà Nội đã bắt gọn thủ phạm cắt cổ bà Phạm Thị Xuân Hoa (SN 1963, chủ quán cà phê Hương Sen ở ngõ 5 phố Ô Cách, quận Long Biên, Hà Nội).
Lời khai của kẻ thủ ác Triệu Quân Sự thể hiện: Khoảng 13h ngày 22/8, hắn vào quán cà phê Hương Sen để uống nước và ăn hoa quả. Tại đây, quan sát trong quán chỉ có bà chủ, tên này đã cắt cổ nạn nhân để cướp đi 1 nhẫn vàng ta (3 chỉ), 1 dây chuyền vàng tây, 2 điện thoại di động, 250.000 đồng tiền mặt. Sau khi rời hiện trường, Sự đi bán vàng ở Tuyên Quang rồi về Thái Nguyên và bị công an bắt giữ khi đang ngủ tại một nhà nghỉ ở xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.
Từ học sinh nghèo vượt khó...
Ngày 25/8, khi phóng viên tìm đến nhà Sự, gia đình hắn tỏ ra rất bàng hoàng trước thông tin Sự là kẻ giết người, cướp tài sản. Em gái Sự (kém anh 2 tuổi) cho biết, gia đình nhận được tin dữ này do một người cùng làng đang hành nghề lái xe taxi thông báo. Đến nay, gia đình vẫn giữ kín chuyện này, không kể cho bà nội của Sự biết để tránh cho bà cụ bị sốc mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trò chuyện với khách, mẹ của Sự là bà Phạm Thị Thiện (SN 1969) cho hay, mới ngày 23/8 vừa qua (tức một ngày sau khi Sự gây án), hai mẹ con bà còn nhắn tin hỏi han nhau. 
Đến 5h sáng ngày 24/8, bà Thiện bỗng thấy trong lòng bất an nên gọi điện thoại cho Sự nhưng không tài nào liên lạc được. Cũng trong sáng hôm đó, hai vợ chồng bà đã cùng nhau đến  gặp một chủ quán bán bánh mì ở gần doanh trại quân đội nơi Sự đóng quân để trả nốt số nợ mà Sự đã vay “nóng” trước đó và hỏi thăm tin tức của Sự. 
ss
Một cô giáo dạy cấp 2 của Sự thậm chí từng muốn nhận Sự làm con nuôi vì thương cậu học trò nghèo học giỏi này
Bà Thiện chỉ có 2 con, trong đó Sự là con trai cả. Học hết lớp 10, Sự bỏ học, ở nhà phụ việc giúp cha mẹ nuôi em gái ăn học. Cha Sự là ông Triệu Xuân Lịch (SN 1967) chia sẻ thêm rằng Sự học hành không hề tệ nhưng phải bỏ học cũng là do gia cảnh lúc đó quá khó khăn, túng thiếu. Từ lớp 1 đến lớp 10 năm nào Sự cũng là học sinh khá và nhận được giấy khen của nhà trường. Thậm chí, năm lớp 5 Sự còn được đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Một cô giáo dạy cấp 2 của Sự thậm chí từng muốn nhận Sự làm con nuôi vì thương cậu học trò nghèo học giỏi này. Lên cấp 3, Sự cũng được các thầy cô đánh giá là một học sinh thông minh.
... đến thanh niên hư hỏng và tội phạm giết người
Sau khi bỏ học, Sự bắt đầu trượt dài trên con đường hư hỏng. Ban đầu, Sự cùng cha và các cô chú đi làm nghề phụ vữa ở thị trấn Đại Từ. Khoảng 2 tháng sau, Sự chuyển sang đi làm thợ hút cát thuê. Tháng 2/2011, Sự đi lính tại một đơn vị ở tỉnh Bắc Giang.
Nhưng trước khi vào quân ngũ, những ngày tháng đi làm thuê làm mướn ngoài xã hội đã cướp đi sự lương thiện, ngoan hiền của cậu học trò năm xưa. Thế nên, sau khi nhập ngũ, Sự chỉ “ngoan” được một thời gian ngắn. Sau đó, dù được đánh giá là người thông minh, có nhiều tài lẻ (như tài thổi sáo) có thể phát huy trong các sinh hoạt văn nghệ tập thể nhưng Sự đã nhanh chóng bộc lộ sự hư hỏng của mình. Thay đổi 180 độ, Sự thường xuyên ăn cắp vặt của bạn bè, trốn doanh trại ra ngoài ăn chơi.
ss
Những ngày tháng đi làm thuê làm mướn ngoài xã hội đã cướp đi sự lương thiện, ngoan hiền của cậu học trò năm xưa.
Cha Sự thở dài cho hay, lần đầu trốn khỏi doanh trại, Sự mượn điện thoại di động (trị giá 2 triệu đồng) của một người bạn cùng đơn vị, sau đó đem đi cầm cố và không có tiền trả. Nghe tin này, cha mẹ Sự vội vã tìm đến dùng tiền để giải quyết “sự cố” này. Nhưng ít lâu sau, người bạn này lại cho Sự vay 1 triệu đồng để Sự bỏ trốn khỏi doanh trại. Thấy con mò về nhà, cha mẹ Sự đã gọi điện cho một chỉ huy của Sự và Ban Chỉ huy quân sự xã đến đưa Sự quay lại nơi đóng quân. 
Chưa hết, trở lại doanh trại chưa được bao lâu, thói hư tật xấu của Sự lại phát tác. Lần này, nam thanh niên hư hỏng đã đánh cắp 9 chiếc điện thoại của các bạn và bỏ trốn. Sau đó, Sự hoàn trả 8 chiếc điện thoại cho các nạn nhân thông qua một sĩ quan chỉ huy nhưng vẫn giấu lại một chiếc trị giá 800.000 đồng trong người. Sự đem cầm cố chiếc điện thoại này cho một bác xe ôm gần cổng doanh trại lấy 600.000 đồng để ăn quà vặt và mua quần áo dân sự để trốn về nhà. Rất ngán ngẩm khi gặp lại Sự trong tình cảnh đó, nhưng cha Sự vẫn phải kiềm chế con nóng giận để gọi điện lên doanh trại và lên xã nhờ mọi người đến đưa Sự đi ngay. Cùng với đó, gia đình cũng gửi 800.000 đồng bồi thường cho nạn nhân bị Sự “chôm” điện thoại. 
Sau 4 lần bỏ trốn khỏi đơn vị và bị gia đình ép quay lại nơi đóng quân, Sự đã bỏ trốn lần thứ năm. Và lần này, hắn không về nhà nữa mà đi lang thang ở Hà Nội. Tại đây, Sự đã sát hại bà Phạm Thị Xuân Hoa - chủ quán cà phê Hương Sen - để cướp tài sản như đã nêu trên.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Nghiệp - Trưởng Công an xã Phú Cường (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) - cho biết: “Ở địa phương, Sự là một thanh niên ham chơi và nghịch ngợm, đã nhiều lần Sự ăn cắp vặt tài sản của người dân trong xóm nhưng đồ ăn cắp nhỏ nhặt nên chính quyền chỉ nhắc nhở, theo dõi. Những lần trước, khi Sự trốn doanh trại về nhà, gia đình đều báo cáo chúng tôi để đưa Sự về nơi đóng quân. Nhưng đến lần bỏ trốn thứ năm của Sự, chúng tôi đã không tìm thấy hắn. Và đến khi nghe tin Sự giết người thì xã mới nắm được tình hình của thanh niên này”. 
Dương Mạnh Hồng

Đọc thêm