Malaysia - đất nước của tháp đôi Petronas

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc và ngôn ngữ rất đa dạng. Các nhóm dân tộc chủ yếu bao gồm người Mã Lai bản xứ, một phần lớn người Hoa và người Ấn Độ. Với một xã hội đa tôn giáo và đạo Hồi là chính nên phong tục tập quán ở Malaysia cũng đa dạng. Nhìn chung, việc chào hỏi bằng cách bắt tay đều thông dụng với phần lớn người dân Malaysia, mặc dù vậy bạn cũng nên lưu ý một số điểm khác biệt giữa các nhóm dân tộc khi đến thăm, làm việc tại Malaysia.

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc và ngôn ngữ rất đa dạng. Các nhóm dân tộc chủ yếu bao gồm người Mã Lai bản xứ, một phần lớn người Hoa và người Ấn Độ. Với một xã hội đa tôn giáo và đạo Hồi là chính nên phong tục tập quán ở Malaysia cũng đa dạng. Nhìn chung, việc chào hỏi bằng cách bắt tay đều thông dụng với phần lớn người dân Malaysia, mặc dù vậy bạn cũng nên lưu ý một số điểm khác biệt giữa các nhóm dân tộc khi đến thăm, làm việc tại Malaysia.

Tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia. 

* Phụ nữ Malay có thể sẽ không bắt tay với nam giới nhưng tất nhiên vẫn bắt tay với phụ nữ. Các quý ông cũng có thể không bắt tay với phụ nữ mà thay vào đó sẽ cúi đầu chào và đặt tay lên tim mình.

* Cái bắt tay của người Hoa thường không siết chặt nhưng có thể kéo dài. Đàn ông và phụ nữ có thể bắt tay với nhau với điều kiện phụ nữ phải là người đưa tay ra trước. Nhiều người Hoa lớn tuổi hơn có thể hướng mắt nhìn xuống dưới để thể hiện sự tôn trọng.

* Người Ấn Độ chỉ bắt tay với người cùng giới. Khi được giới thiệu với người khác giới, chỉ cần gật đầu và mỉm cười là đủ.

* Có một xu hướng chung đối với cách giới thiệu trong khi chào hỏi đó là: Giới thiệu từ người quan trọng nhất đến người có thứ bậc thấp hơn; giới thiệu từ người lớn tuổi hơn đến người trẻ tuổi hơn; giới thiệu phụ nữ trước sau đó mới đến nam giới.

* Nếu bạn là đàn ông, hãy chào hỏi những người cùng giới trước. Phụ nữ cũng thường chào hỏi những người phụ nữ khác trước. Kiểu chào của người Malay là chạm vào lòng bàn tay của người kia và sau đó chạm vào ngực trái của mình với ý nghĩa là “Tận trái tim mình, tôi rất hân hạnh được gặp bạn”.

* Không bao giờ được chạm vào đầu người khác, nhất là trẻ em, vì đầu được cho là nơi linh thiêng cất giữ linh hồn. Tránh chạm vào người khác giới và bày tỏ tình cảm ở nơi công cộng.

* Đừng ngạc nhiên nếu người Malay hỏi bạn những câu hỏi riêng tư như thu nhập hay tôn giáo. Bạn không nhất thiết phải trả lời hoặc cũng có thể hỏi những câu tương tự.

* Đừng quên cởi bỏ giày dép trước khi bước vào nhà. Theo phép tắc truyền thống, bạn không nên vắt chéo chân khi ngồi đối diện với chủ nhà, nhất là đối với phụ nữ; không nên từ chối thức uống hoặc các món ăn nhẹ mà chủ nhà mời bạn.

* Dùng ngón tay để chỉ và ra hiệu được cho là rất mất lịch sự, cả bàn tay chỉ được dùng để chỉ hướng chứ không được dùng cho người. Để chỉ một người nào đó, bạn hãy nắm tay phải lại và giơ ngón cái lên và hướng về phía người kia.

* Nếu bạn được mời đến nhà một người Malaysia, dù không bắt buộc nhưng chủ nhà sẽ rất cảm kích nếu bạn mang theo một món quà nhỏ, có thể là một vật lưu niệm từ đất nước của bạn, một ít hoa quả hoặc thức uống… Chắc chắn món quà của bạn sẽ được chào đón hết sức chân thành.

* Dùng tay phải của bạn để ăn, chuyển vật gì đó hoặc tiếp xúc với người khác. Không được dùng chân để di chuyển các vật dụng và chỉ về phía người khác. Cúi đầu nhẹ khi bước vào, rời khỏi một nơi nào đó hoặc đi ngang qua một ai đó có nghĩa là “cho phép tôi”.

* Hãy thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi và không bao giờ được hút thuốc ở gần họ. Có một số khu vực ở các nhà thờ Hồi giáo mà những ai không theo đạo Hồi không nên vào. Sẽ có các bảng hiệu hoặc sẽ có người thông báo cho bạn biết. Bạn cũng đừng quên là phải ăn mặc kín đáo khi đến những nơi tôn nghiêm này.

NHẬT LINH (Theo ediplomat)

Đọc thêm