Mâm cúng Rằm tháng Bảy sao cho đúng?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Rằm tháng Bảy hay lễ Vu Lan là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. Đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành.
Rằm tháng Bảy là dịp lễ quan trọng của người Việt
Rằm tháng Bảy là dịp lễ quan trọng của người Việt

Rằm tháng Bảy Âm lịch vừa là dịp Xá tội vong nhân, vừa là Lễ Vu Lan báo hiếu. Vì vậy, theo phong tục của người Việt, lễ cúng Rằm tháng Bảy là một trong những nghi lễ quan trọng của năm.

Thông thường, các gia đình thường cúng Rằm tháng Bảy từ ngày mùng 10 tháng Bảy âm lịch đến trước ngày chính Rằm (tức là ngày 15/7 âm lịch).

Vào dịp này, người Việt thường làm 3 mâm cỗ là mâm cúng Phật; cúng gia tiên, thần linh và mâm cúng chúng sinh.

Tuy nhiên, tùy điều kiện và quan điểm mà từng gia đình có thể điều chỉnh. Có những gia đình chỉ làm 2 mâm, mâm trong nhà dành cúng gia tiên, thần linh và mâm ngoài trời cúng chúng sinh, cô hồn.

Mâm cúng Phật

Để cúng Phật, các gia đình chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản và nên cúng vào ban ngày.

Mâm cúng Phật thông thường là món chay với khoảng 3-5 món. Các gia đình có thể lựa chọn nhiều món như: cơm trắng, rau củ quả nấu canh, các món từ nấm, các loại chè, bánh làm từ các loại bột, đậu (bánh trôi nước, bột lọc…); hoặc có thể như hoa quả, nước lọc, bánh kẹo... Sau đó, mọi người thụ lộc ngay tại nhà.

Khi làm lễ cúng Phật, người cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này.

Đối với gia đình thờ Phật thì mâm cúng chay phải đặt cao nhất, rồi mới đến mâm cúng thần linh và gia tiên.

Mâm lễ cúng rằm tháng 7 dùng cúng Phật thường là mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả.

Mâm lễ cúng rằm tháng 7 dùng cúng Phật thường là mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả.

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng thần linh và gia tiên thông thường được chuẩn bị mâm cỗ mặn và cũng nên cúng vào ban ngày. Mâm cỗ này thường được chuẩn bị tươm tất, gồm những món ăn ngon được dùng cho các ngày giỗ chạp, lễ Tết như gà luộc, xôi trắng, nem rán, giò chả, món xào, món nộm, xôi, cơm, canh…

Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả… và các loại trái cây.

Mâm cúng gia tiên thường được chuẩn bị tươm tất

Mâm cúng gia tiên thường được chuẩn bị tươm tất

Mâm cúng chúng sinh

Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 vì người ta quan niệm rằng, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm tốt nhất để cúng cô hồn.

Lễ cúng cô hồn không cúng đồ mặn, không cúng xôi, gà, heo,... Chỉ cúng bằng các món ăn chay

Mâm cúng chúng sinh thường có các lễ vật như: Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường. Cùng các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, tiền vàng (tiền thật và tiền vàng mã), khoai lang, ngô, sắn luộc, mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm) và 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ,...

Lễ cúng chúng sinh được bày và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Cần lưu ý rằng mâm cơm cúng chúng sinh không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.

Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Khi tung gạo muối chúng sinh thì tung ra ngoài chứ không tung từ ngoài vào trong nhà.

Lễ cúng chúng sinh thường được thực hiện vào buổi tối

Lễ cúng chúng sinh thường được thực hiện vào buổi tối

Ngoài ra, khi cúng Rằm tháng Bảy, các gia chủ cần lưu ý rằng cả 3 mâm cúng đều cần có nước, hương hoa, đèn hoặc nến.

Đọc thêm