Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.
Ảnh minh họa

Dưới đây là tham khảo cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài theo phong tục 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng đầy đủ các món truyền thống:

- Thịt luộc (hoặc thịt quay)

- Tôm luộc

- Trứng gà luộc

- Hoa tươi

- Rượu, trà

- Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh

- Bánh kẹo, trầu cau

Ngoài ra, mâm cúng ở miền Bắc thường có bánh chưng, tượng trưng cho sự sung túc và may mắn trong năm mới.

Miền Trung

Người miền Trung thường cúng theo phong tục đặc trưng với các món:

- Thịt lợn (heo) quay hoặc gà luộc

- Tôm, cá hấp hoặc nướng

- Chả, nem, giò lụa

- Bánh tét, xôi gấc

- Hoa quả, rượu trắng, trà

Đặc biệt, người miền Trung rất chú trọng đến vàng mã và thường đốt tiền vàng sau khi cúng để cầu tài lộc.

Miền Nam

Người miền Nam có mâm cúng đặc trưng với bộ tam sên gồm:

- Thịt lợn luộc hoặc lợn quay

- Tôm hoặc cua luộc

- Trứng vịt luộc

Ngoài bộ tam sên, mâm cúng miền Nam còn có:

- Cá lóc nướng trui (món đặc trưng thể hiện sự no đủ, phát tài)

- Ngũ quả (thường gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với ý nghĩa "cầu vừa đủ xài, sung túc")

- Bánh kẹo, rượu, nước trắng

* Trong năm Ất Tỵ 2025 này, có 3 khung giờ đẹp để cúng ngày vía Thần Tài 2025. Đây là những khung giờ có nhiều cát khí, giúp gia chủ cầu tài lộc, may mắn được ứng nghiệm.

- Giờ Mậu Thìn (7h-9h)

- Giờ Kỷ Tỵ (9h-11h)

- Giờ Nhâm Thân (15h-17h)

Tùy theo điều kiện và sở thích của gia chủ, có thể lựa chọn giờ cúng Thần Tài 2025 cho phù hợp.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo