Màn trình diễn hành xác gây tranh cãi của Lại Thị Diệu Hà

Dùng bàn là nóng chà vào tay mình đến rộp đỏ lên, màn trình diễn của nữ họa sĩ Lại Thị Diệu Hà trong tối 22/2 vừa qua khiến nhiều người choáng dù đây là một hình thức nghệ thuật mà một số nghệ sĩ đã áp dụng.

Dùng bàn là nóng chà vào tay mình đến rộp đỏ lên, màn trình diễn của nữ họa sĩ Lại Thị Diệu Hà trong tối 22/2 vừa qua khiến nhiều người choáng dù đây là một hình thức nghệ thuật mà một số nghệ sĩ đã áp dụng.
 Buổi trình diễn của Diệu Hà. (ảnh được chụp từ video clip).
 Buổi trình diễn của Diệu Hà. (ảnh được chụp từ video clip).
Mở đầu màn trình diễn, Diệu Hà bê ra giữa sàn một chậu đựng đầy những miếng bóng lợn. Chậm rãi, nữ nghệ sĩ này rải các miếng đó xuống sàn nhà, dùng bàn là nóng là lên từng miếng. Họa sĩ Diệu Hà lặp đi lặp lại hành động này, rồi vắt những miếng bóng cho kiệt nước. Sau đó, Diệu Hà còn đắp từng miếng bóng lợn lên mặt, lên tay, lên chân trần và lấy bàn là chà đi chà lại. Dưới sức nóng của bàn là, người xem có thể thấy khói bốc lên nghi ngút và những tiếng xèo xèo. Không mới ở Việt Nam Buổi biểu của Diệu Hà diễn ra hơn một giờ dưới sự chứng kiến của rất đông khán giả và những người làm nghệ thuật. Trong suốt buổi diễn, có rất nhiều lời nhận định và bình phẩm, tuy nhiên Diệu Hà không hề phân tâm, sau buổi biểu diễn của mình, Diệu Hà lặng lẽ chào khán giả và bước vào trong. Theo nghệ sĩ Đào Anh Khánh, đây không phải lần đầu tiên ở Việt Nam có trình diễn hành xác như thế này. Có những thứ trình diễn giống như hành xác, một phần bạo lực, nghệ sĩ đưa ra những hành vi gây sốc rất mạnh về cơ thể như chọc kim, đâm thủng vào da thịt mình gây cho người xem cảm giác ghê rợn, sợ hãi. “Hai anh em song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải ở Huế từng dùng kim chọc thủng vào tai rồi khâu vòng ra mũi trước mặt mọi người… Cá nhân tôi cũng giống như những người bình thường khác là thấy… sợ”, anh nói. Còn họa sĩ Ngô Lực cho biết, trình diễn hành xác nói lên tính trải nghiệm của người họa sĩ và điều này vẫn còn gây tranh cãi trên thế giới. Nghệ thuật không còn cảm nhận qua góc nhìn giác quan của mắt – mũi – miệng của khán giả, mà cần cảm giác của cả nghệ sĩ nữa. Anh lấy ví dụ về một màn trình diễn massage khá nổi tiếng ở nước ngoài: “Trong một bảo tàng kê một chiếc bàn masage, khán giả đến được nghệ sĩ massage xong rồi về và anh ta gọi đó là nghệ thuật. Nghệ sĩ bắt khán giả phải cảm nhận nghệ thuật qua từng thớ thịt, chứ không phải cảm nhận bằng mắt. Lúc nằm để anh ta massage và nằm ngẫm nghĩ về nghệ thuật, không phải cái nghe thấy, nhìn thấy mà từ bên trong cơ thể”. Khuyến khích hay không khuyến khích? Cá nhân nghệ sĩ Đào Anh Khánh cho biết, anh không muốn thực hiện những biểu diễn kiểu như vậy. “Đó là sự tự nguyện cống hiến, hi sinh ở một mức độ nào đó. Nó không quá làm tổn hại đến cơ thể nhưng tôi không khuyến khích”, Đào Anh Khánh nói. Tôn trọng nhưng không cổ vũ, Đào Anh Khánh cho rằng, nghệ thuật bao giờ cũng có rất nhiều con đường, không bao giờ chỉ có một con đường duy nhất. Riêng họa sĩ Ngô Lực tỏ ra trung lập hơn, anh nói, nếu để đánh giá hành xác hay hay dở, có cần thiết hay không thì đặt vào ý tưởng của tác giả, chỉ nên đánh giá trong trường hợp không có sự hành xác thì nội dung kém đi hoặc sự hành xác lớn quá làm át đi ý nghĩa tác phẩm… Đoán trước phản ứng của mọi người nên trước khi buổi trình diễn bắt đầu, ban tổ chức đã yêu cầu khán giả không quay phim, chụp hình và xem đây là một buổi biểu diễn khép kín. Riêng họa sĩ Diệu Hà lại lo lắng, nếu buổi trình diễn của cô trở nên ồn ào thì sẽ bị cấm và ảnh hưởng đến nhà sàn Studio, nơi gặp gỡ và trình diễn của các nghệ sĩ đương đại trong thời gian tới.
Theo Đức Tân
Đất Việt

Đọc thêm