[links()]“Con người ta sinh ra ai cũng phải chết đi, thật lòng, cô không sợ chết, cô chỉ sợ để lại hai đứa nhỏ bơ vơ. Còn rất nhiều điều cô muốn làm cho con nhưng từ lâu rồi, cô không thể nào làm được…” Cô giáo Trần Thị Kim Xuyến, giáo viên trường tiểu học Xuân Trường, Đà Lạt đã tâm sự trong nước mắt…
Nghịch cảnh đớn đau
Ngoài giờ học, Duyên dành thời gian chăm sóc mẹ và đi làm thuê. |
Gần hai năm qua, cô phải ngồi một chỗ nhìn nắng ngoài sân, nhìn mưa giăng trên con dốc dài trước ngõ, nhìn đám học trò đạp xe qua trước nhà. Bệnh tiểu đường đã đến hồi nguy kịch, biến chứng từ tim, gan và thận khiến cô kiệt sức dần. Cô cứ tưởng được gắn bó với trường lớp đến cuối đời, ngờ đâu chưa đến ngày về hưu, cô đã phải rời xa bục giảng. Cô Thanh Bình, hiệu phó của trường, đưa chúng tôi đến thăm cô Xuyến cứ xót xa: “Lần nào đến thăm, chị Xuyến cũng khóc, rồi xúc động, làm mệt, không thở được. Chị Xuyến hiền lắm, không ai mà không thương. Tiếc là bệnh chị nặng quá, không thể đứng trên bục giảng hay làm việc khác tại trường được nữa. Chị không còn thu nhập nuôi sống cả nhà, nói chi đến chữa bệnh!”
Hai con còn đi học, chồng ít khi ở nhà cũng chẳng mặn mòi chăm sóc, hàng ngày, cô Xuyến chỉ biết trông chờ vào hàng xóm tốt bụng đi ngang nhà để nhờ rót nước, lấy vài món đồ cần thiết. Hôm nào khoẻ, còn cố mà đẩy xe di chuyển được, những hôm đuối sức, cô chỉ có thể ngồi bên cửa sổ, bất lực chờ đợi ai đó đi ngang qua. Không có tiền điều trị ở bệnh viện, những cơn đau đến kiệt cùng sức lực trú ngụ trường xuyên trên thân xác rã rời, hàng ngày cô Xuyến phải uống morphin, một loại thuốc gây nghiện độc hại nhưng có thể làm dịu nhanh cơn đau, dù bác sĩ cấm dùng. Nó cho cô vẻ bề ngoài trông đầy đặn và khoẻ mạnh, thế nhưng cô đã yếu lắm rồi. Chân đã hoại tử và teo tóp, móng tay móng chân cũng hỏng hết, một trái thận vỡ nát… Cô bảo, biết đó là thuốc độc, có lần cô tự bỏ nhưng đớn đau không chịu nổi, đành uống lại. Uống, là để sống, để ở lại bên cạnh các con. Còn nhìn thấy con là còn niềm vui, còn hy vọng.
Những đứa con hiếu thảo
“Con người ta, tuổi đó chỉ biết ăn, biết chơi và học nhưng hai đứa nhỏ nhà cô Xuyến thì vất vả lắm. Từ ngày cô bệnh, mọi chuyện trong nhà, hai đứa nó lo hết…” Người chủ vườn hồng nơi hai chị em Kỳ Duyên và Thế Dương con cô Xuyến đến làm thuê, chia sẻ với chúng tôi.
Sống trong nhà tình thương, không đất đai, không của cải, biết mẹ bệnh nhiều mà không có tiền uống thuốc, hai chị em tự mình chèo chống gia đình. Ngoài giờ học, hai chị em chia nhau nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc mẹ rồi thay nhau đi làm. Hết cào cỏ thì hái càphê, hái hồng, mùa nào việc ấy, ai cho bao nhiêu thì cho. Sinh đôi nhưng Duyên làm chị, tập thu vén, gánh vác việc nhà. Mười một tuổi, có vẻ như mọi thứ đều quá sức với hai đứa trẻ nhưng biết trông cậy vào ai… Có lẽ vì vậy mà ánh mắt trong veo của Duyên và Dương lẽ ra phải rất hồn nhiên nhưng lại thẳm sâu và buồn vời vợi, đứa nào cũng kiệm lời.
Vừa phát hiện mình bị nặng tai, mẹ cũng cảm nhận được điều đó nhưng mẹ hỏi là Duyên lại chối bay chối biến. Em biết nhà mình nghèo, tiền thuốc cho mẹ đã không có, thì dám đâu nghĩ đến bệnh của mình. Vất vả, thiếu thốn là thế nhưng hai chị em đều ngoan, chăm học. Thế Dương tâm sự, em không biết làm gì cho mẹ đỡ những đớn đau, mẹ bảo em học giỏi, mẹ sẽ vui và sống lâu hơn nên dẫu đi làm có cực mấy cũng cố học thật tốt để mẹ vui mà ở lại lâu hơn với hai chị em. Không ước ao cho mình bất kỳ điều gì, Duyên và Dương đều nước mắt vắn dài “Con chỉ ước sao mẹ con hết bệnh…”
Hàng ngày, hai chị em Duyên và Dương đi bộ hơn ba cây số đèo dốc để đến lớp. Đó là một quãng đường dài cho những đôi chân bé nhỏ, nhưng rồi đây, trên đường đời mênh mông, nếu không có mẹ dõi mắt trông theo thì mất mát, thì đớn đau, biết lấy gì bù đắp…
Hai con còn đi học, chồng ít khi ở nhà cũng chẳng mặn mòi chăm sóc, hàng ngày, cô Xuyến chỉ biết trông chờ vào hàng xóm tốt bụng đi ngang nhà để nhờ rót nước, lấy vài món đồ cần thiết. Hôm nào khoẻ, còn cố mà đẩy xe di chuyển được, những hôm đuối sức, cô chỉ có thể ngồi bên cửa sổ, bất lực chờ đợi ai đó đi ngang qua. Không có tiền điều trị ở bệnh viện, những cơn đau đến kiệt cùng sức lực trú ngụ trường xuyên trên thân xác rã rời, hàng ngày cô Xuyến phải uống morphin, một loại thuốc gây nghiện độc hại nhưng có thể làm dịu nhanh cơn đau, dù bác sĩ cấm dùng. Nó cho cô vẻ bề ngoài trông đầy đặn và khoẻ mạnh, thế nhưng cô đã yếu lắm rồi. Chân đã hoại tử và teo tóp, móng tay móng chân cũng hỏng hết, một trái thận vỡ nát… Cô bảo, biết đó là thuốc độc, có lần cô tự bỏ nhưng đớn đau không chịu nổi, đành uống lại. Uống, là để sống, để ở lại bên cạnh các con. Còn nhìn thấy con là còn niềm vui, còn hy vọng.
Những đứa con hiếu thảo
“Con người ta, tuổi đó chỉ biết ăn, biết chơi và học nhưng hai đứa nhỏ nhà cô Xuyến thì vất vả lắm. Từ ngày cô bệnh, mọi chuyện trong nhà, hai đứa nó lo hết…” Người chủ vườn hồng nơi hai chị em Kỳ Duyên và Thế Dương con cô Xuyến đến làm thuê, chia sẻ với chúng tôi.
Sống trong nhà tình thương, không đất đai, không của cải, biết mẹ bệnh nhiều mà không có tiền uống thuốc, hai chị em tự mình chèo chống gia đình. Ngoài giờ học, hai chị em chia nhau nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc mẹ rồi thay nhau đi làm. Hết cào cỏ thì hái càphê, hái hồng, mùa nào việc ấy, ai cho bao nhiêu thì cho. Sinh đôi nhưng Duyên làm chị, tập thu vén, gánh vác việc nhà. Mười một tuổi, có vẻ như mọi thứ đều quá sức với hai đứa trẻ nhưng biết trông cậy vào ai… Có lẽ vì vậy mà ánh mắt trong veo của Duyên và Dương lẽ ra phải rất hồn nhiên nhưng lại thẳm sâu và buồn vời vợi, đứa nào cũng kiệm lời.
Vừa phát hiện mình bị nặng tai, mẹ cũng cảm nhận được điều đó nhưng mẹ hỏi là Duyên lại chối bay chối biến. Em biết nhà mình nghèo, tiền thuốc cho mẹ đã không có, thì dám đâu nghĩ đến bệnh của mình. Vất vả, thiếu thốn là thế nhưng hai chị em đều ngoan, chăm học. Thế Dương tâm sự, em không biết làm gì cho mẹ đỡ những đớn đau, mẹ bảo em học giỏi, mẹ sẽ vui và sống lâu hơn nên dẫu đi làm có cực mấy cũng cố học thật tốt để mẹ vui mà ở lại lâu hơn với hai chị em. Không ước ao cho mình bất kỳ điều gì, Duyên và Dương đều nước mắt vắn dài “Con chỉ ước sao mẹ con hết bệnh…”
Hàng ngày, hai chị em Duyên và Dương đi bộ hơn ba cây số đèo dốc để đến lớp. Đó là một quãng đường dài cho những đôi chân bé nhỏ, nhưng rồi đây, trên đường đời mênh mông, nếu không có mẹ dõi mắt trông theo thì mất mát, thì đớn đau, biết lấy gì bù đắp…
Câu chuyện nhiều nước mắt về hoàn cảnh của cô Trần Thị Kim Xuyến sẽ được phát sóng lúc 21g40 tối thứ ba 12.10.2010 trên kênh HTV9 trong chương trình Tiếp sức người thầy.
Theo SGTT.vn