Microsoft cùng FBI phá mạng lưới tội phạm ảo lớn nhất thế giới

Hãng sản xuất phần mềm Microsoft, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), với sự trợ giúp từ giới chức 80 nước trên thế giới, đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào một trong những đường dây tội phạm mạng lớn nhất thế giới.

Hãng sản xuất phần mềm Microsoft, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), với sự trợ giúp từ giới chức 80 nước trên thế giới, đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào một trong những đường dây tội phạm mạng lớn nhất thế giới.

Ảnh minh họa.

Đường dây này được cho là đã đánh cắp hơn 500 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng trong vòng 18 tháng qua.

Microsoft cho biết, đơn vị tội phạm kỹ thuật số của tập đoàn này ngày 5/6 đã vô hiệu hóa thành công ít nhất 1.000 trong tổng số khoảng 1.4000 hệ thống máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại Citadel.

Theo thông tin từ Microsort, các đối tượng tội phạm mạng thường gửi phần mềm này theo các liên kết và file đính kèm qua thư rác tới các máy tính cá nhân. Phần mềm này còn vô hiệu hóa các chương trình chống virut trên máy tính, khiến các phần mềm này không thể phát hiện sự hiện diện của chúng.

Khi người dùng máy tính truy cập tài khoản ngân hàng trực tuyến, phần mềm độc hại Citadel sẽ đánh cắp dữ liệu như thông tin tài khoản và mật khẩu của hàng chục định chế tài chính trên, trong đó có: American Express, Bank of America, Citigroup, Credit Suisse, hệ thống dữ liệu thanh toán điện tử PayPal của eBay, HSBC, JPMorgan Chase, Ngân hàng hoàng gia Canada và Wells Fargo, rồi gửi về cho những tay tin tặc.

Các đối tượng phạm tội sau đó sẽ sử dụng các thông tin lấy cắp được để đánh cắp tiền thật. “Các đối tượng phạm tội trước đây thường thực hiện những vụ cướp, nhưng ngày nay những tên tội phạm sử dụng cú nhấp chuột” - cựu quan chức mạng thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ Greg Garcia nói.

Citadel là một phần mềm độc hại nhất đang hoạt động hiện nay. Microsoft cho biết, tác giả của mã độc này đã gửi nó đi kèm với các phiên bản lậu của hệ thống Windows và đã được sử dụng để kiểm soát hoạt động của khoảng 5 triệu máy tính cá nhân tại hơn 90 nước tại Mỹ, Tây Âu, Hong Kong, Ấn Độ và Australia.

Trong khi các đối tượng phạm tội vẫn chưa bị bắt giữ và nhà chức trách cũng chưa thể nhận dạng bất kỳ kẻ cầm đầu nào của đường dây này thì sự phối hợp trên phạm vi toàn cầu và vô hiệu hóa đường dây này vẫn được xem là một đòn giáng mạnh vào năng lực mạng của các đối tượng phạm tội. “Những kẻ xấu sẽ cảm thấy như bị đạp đến tím tái ruột gan” – ông Richard Domingues Boscovich, trợ lý đơn vị tội phạm kỹ thuật số của Microsoft nói.

FBI cho biết đang làm việc chặt chẽ với Europol và giới chức nước ngoài để bắt giữ các đối tượng phạm tội. FBI đã có được các lệnh khám xét trong một phần hoạt động được họ miêu tả là một cuộc điều tra tội phạm có quy mô khá lớn.

Minh Ngọc (theo báo nước ngoài)

Đọc thêm