Minh bạch thủ tục để phát huy vai trò báo cáo viên pháp luật

Đó là một trong những mục tiêu để Bộ Tư pháp xây dựng Dự thảo Thông tư qui định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (BCVPL); công nhận, chấm dứt hoạt động tuyên truyền viên pháp luật (TTVPL) và qui định đối với người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở cơ sở. Chiều qua (25/9), Dự thảo này đã được Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến.

Đó là một trong những mục tiêu để Bộ Tư pháp xây dựng Dự thảo Thông tư qui định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (BCVPL); công nhận, chấm dứt hoạt động tuyên truyền viên pháp luật (TTVPL) và qui định đối với người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở cơ sở. Chiều qua (25/9), Dự thảo này đã được Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền nhấn mạnh, để pháp luật đi vào cuộc sống cần có “đường dẫn” quan trọng là đội ngũ BCVPL, TTVPL, người được mời tham gia PBGDPL ở cơ sở nên cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ này theo Luật PBGDPL. Bộ Tư pháp đã soạn thảo một thông tư điều chỉnh về BCVPL, TTVPL, người được mời tham gia PBGDPL theo hướng đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và nhằm bảo đảm việc tổ chức thực hiện Luật được thuận lợi và hiệu quả cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn công tác của đội ngũ này.

Theo tinh thần đó, đại diện một số tổ chức pháp chế Bộ, ngành, Sở Tư pháp đã cùng góp ý vào nhiều vấn đề về thẩm quyền quy định về TTVPL và người được mời tham gia PBGDPL, về các qui định cụ thể trong Dự thảo để làm rõ một số vấn đề chưa thống nhất hay chưa được qui định, cũng như các biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.

Tính đến cuối năm 2012, cả nước đã có 1.049 BCVPL Trung ương, 5.686 BCVPL cấp tỉnh, 16.395 BCVPL cấp huyện và 104.833 TTVPL.

H.Giang

Đọc thêm