Mở trường dạy con bị tự kỷ

Sau một thời gian chạy chữa cho con, có người đã tự mở trường để giúp chính con mình và những đứa trẻ cùng cảnh ngộ.
Sau một thời gian chạy chữa cho con, có người đã tự mở trường để giúp chính con mình và những đứa trẻ cùng cảnh ngộ. >> Nước mắt người làm cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷThầy giáo bất đắc dĩ Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã mở ra ngôi trường Khai Trí dành cho trẻ tự kỷ tại quận Bình Thạnh, TPHCM. Có hai con song sinh mắc chứng bệnh này, ông hiểu nỗi đau của những ông bố bà mẹ đang vật lộn tìm trường chữa bệnh cho con. Trong không gian rộng rãi, thoáng mát của trường Khai Trí, 20 đứa trẻ tự kỷ đang được 12 giáo viên ân cần chăm sóc như những đứa con của mình. Chỉ vào con trai mình trong đám trẻ, bác sĩ Mẫm buồn rầu: “10 tuổi nhưng nó không nói được, chỉ chạy nhảy, phá phách và không nhận ra người thân”. Ông và bạn bè đã bỏ hơn 100 triệu đồng thuê gần 3.000m² để mở 3 dãy nhà học A,B,C và hàng trăm triệu đồng để mua trang thiết bị chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ. Từ sáng sớm đến chiều, các cô giáo ở trường Khai Trí luôn vật lộn với việc dạy dỗ và cho bọn trẻ ăn uống, vệ sinh. Khi bé Q.A. vừa được gia đình đưa tới trường thì một cô giáo phải “đeo bám” cháu suốt hơn 2 tiếng đồng hồ mới đút được cho bé ăn một muỗng cháo.
Sau một thời gian chạy chữa cho con, có người đã tự mở trường để giúp chính con mình và những đứa trẻ cùng cảnh ngộ
Trong một căn phòng khác, cô giáo Sự đang luôn miệng dạy cho em Kh., 11 tuổi, quê Bình Dương cách phát âm. Dù đã hơn 11 tuổi nhưng Kh. nói chưa tròn, không xác định được phương hướng. Hằng ngày cô Sự phải dạy em phát âm a… a… a… từ nhỏ đến lớn. Thế nhưng, việc dạy gặp rất nhiều khó khăn bởi Kh. nhiều lúc thiếu hợp tác. Chỉ vào những vết trầy trên tay, cô Oanh nói: “Vừa dạy dỗ, vừa phải chịu “đòn” của các cháu. Mỗi khi làm việc gì không vừa ý là các cháu lại cấu xé”. Sau thời gian dài tìm trường cho con trai mắc chứng tự kỷ, anh Chu Văn Việt đã mở ra ngôi trường lấy tên con mình là Anh Vương. Không chỉ gõ cửa nhiều cơ quan đề nghị giúp đỡ, anh đọc nhiều tài liệu để tìm phương pháp tổ chức một ngôi trường dành cho trẻ tự kỷ. “Càng đi nhiều, càng thấy nhiều gia đình có cùng cảnh ngộ giống tôi. Họ không biết bấu víu vào đâu để cứu con mình. Thương những đứa trẻ, tôi quyết tâm mở trường”, anh Việt nhớ lại. Gần hai năm hoạt động, trường Anh Vương hiện có hơn 60 cháu theo học. Từ đứa trẻ luôn thu mình với người xung quanh, con trai anh Việt và nhiều đứa trẻ khác đã nói năng, biết đọc, viết, làm toán...Thiếu giáo viên Trong năm học 2008- 2009, ngành giáo dục cả nước đã huy động được 390.000 trẻ tự kỷ đi học hòa nhập và 7.500 trẻ học trong 106 cơ sở giáo dục chuyên biệt. Cùng hành động vì trẻ tự kỷ trong giai đoạn 2010- 2015, Bộ GD&ĐT nhiều lần khẳng định trong năm 2010, cả nước phải đưa được 70% số trẻ mắc chứng tự kỷ đến trường và phấn đấu nâng tỷ lệ này lên 90% vào năm 2015. Đó quả là con số mơ ước. Ông Đào Xuân Trường- Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt, Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM cho rằng, để hoàn thành mục tiêu này phải cần đến 200.000 giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Tuy nhiên cả nước mới có 7 cơ sở đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt ở các trường cao đẳng và đại học. Đơn cử, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM sau 7 năm chỉ có 300 sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy. Nhưng không phải ai trong số đó sau ra trường đều chuyên tâm vào lĩnh vực mình đã chọn. Trong khi đó, số lượng đăng ký dự tuyển vào ngành giáo dục đặc biệt đang giảm. “Chính sách đãi ngộ chưa hấp dẫn khiến giáo viên dạy trẻ khuyết tật quay lưng với ngành này”- một giáo viên cho biết. Để bù đắp cho sự thiếu hụt giáo viên dạy trẻ tự kỷ, nhiều bệnh viện nhi và chính cha mẹ có con mắc bệnh phải mở ra các lớp dạy cho trẻ tự kỷ. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM cứ 3 tháng lại mở một lớp giảng dạy cho cha mẹ về chứng tự kỷ ở trẻ. Ngôi trường mầm non Tuổi Ngọc ở TPHCM cũng do hai bà mẹ Phạm Thị Kim Tân và Trần Hồng Anh có con tự kỷ mở ra được 2 năm. Trường soạn riêng chương trình dạy cho từng cháu, thông thường cứ một giáo viên kèm một học sinh. Có con tự kỷ, anh Vũ đã kêu gọi những người có cùng nỗi đau thành lập Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ ở Hà Nội. Giờ đây câu lạc bộ có hàng trăm gia đình tham gia để chia sẻ kinh nghiệm, động viên nhau vượt qua khó khăn để cứu con… Một nghiên cứu của khoa Tâm thần BV Nhi Trung ương cho thấy, số lượng trẻ tự kỷ đến điều trị tăng dần theo từng năm. Trong năm 2007, nơi đây tiếp nhận 405 trẻ, đến năm 2008 là 963 trẻ, và năm 2009 là 1.752 trẻ. (hết)
Theo Lê Nguyễn- Quang Phương
Tiền Phong

Đọc thêm