Móc túi trên xe buýt: Khó ngăn?

Nhiều đối tượng đã bị bắt, Sở GTVT cũng đã dán thông báo cảnh giác... nhưng các đối tượng xấu vẫn trà trộn lên xe buýt để trộm tài sản khiến hành khách luôn bất an.

Nhiều đối tượng đã bị bắt, Sở GTVT cũng đã dán thông báo cảnh giác... nhưng các đối tượng xấu vẫn trà trộn lên xe buýt để trộm tài sản khiến hành khách luôn bất an.

Một chiến sĩ Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội Công an TPHCM cho biết sau nhiều lần ra quân, bắt được nhiều đối tượng, nạn móc túi trên xe buýt ở TPHCM tạm lắng, nay các băng nhóm bắt đầu rộ lên, hoạt động tinh vi hơn.

Các đối tượng liên kết với nhau vừa hoạt động vừa thông tin cho nhau khi có công an xuất hiện. Tuyệt chiêu hơn, nhiều đối tượng còn cải trang thành cụ già, người nhà quê lên TP để dễ hành nghề.

“Bà già” móc túi

6 giờ sáng 12-11, tại trạm xe buýt gần ngã tư Thống Nhất - Quang Trung (phường 11, quận Gò Vấp - TPHCM), xuất hiện một bà lão với khuôn mặt khắc khổ. Tuyến xe buýt số 24 mang biển số 53N-3572 trờ tới, nhiều hành khách chen lấn lên xe, bà lão len lỏi vào giữa đám đông rồi đưa tay móc chiếc điện thoại của một sinh viên ngay tại cửa xe.
       “Bà lão” này  thực ra là một phụ nữ 40 tuổi, đang lên một chiếc xe buýt để “hành nghề” móc  túi
“Bà lão” này thực ra là một phụ nữ 40 tuổi, đang lên một chiếc xe buýt để “hành nghề” móc túi
“Ăn hàng” xong, bà lão lùi lại phía sau rồi chép miệng: “Đông quá, bà không đi nữa!”. Mặc dù có nhiều người chứng kiến nhưng không ai dám lên tiếng. Vừa xuống xe, bà ta liền tót lên xe buýt mang biển số 53N-3487 vừa trờ tới. Xe đi đến ngã năm Chuồng Chó thì bà lão xin xuống, ngay lập tức hai hành khách đứng cạnh bà hô toáng lên: “Có người móc túi, có người móc túi!”. Bà vừa xuống khỏi xe, một thanh niên với gương mặt bặm trợn rà xe máy đến đón. Theo quan sát của chúng tôi, cứ sau mỗi lần “ăn hàng”, bà lão đều giao lại cho người thanh niên này và tiếp tục hành nghề. Còn người thanh niên tìm một chỗ vắng kiểm tra hàng, tháo pin, sim ra khỏi máy. Khi chúng tôi đặt vấn đề sao không báo công an, một nhân viên của xe buýt phàn nàn: “Nhiều lần chúng tôi phát hiện những đối tượng chuyên móc túi nên không cho họ lên xe với lý do hết chỗ, còn báo công an sẽ bị bọn chúng trả thù, đã có nhiều xe buýt bị ném đá làm bể kiếng. Còn hành khách phát hiện mà hô hoán thì bị bọn chúng chặn đường hành hung ngay!”. Đến 9 giờ 15 phút, chúng tôi bám đuôi người thanh niên chở bà lão đến một con hẻm. Sau khi tháo khẩu trang, cởi áo ngoài ra, bà lão hiện hình thành một phụ nữ chừng 40 tuổi. Sau đó, cả hai lên xe đi về một khu chợ nhỏ nằm trên đường Quang Trung (khu phố 5, phường 7, quận Gò Vấp) rồi mất hút. Vừa móc túi vừa cướp giật Chiều 23-11, tại trạm xe buýt gần ngã tư Bình Triệu (quận Thủ Đức), một cô gái vừa nghe điện thoại vừa bước từ trên xe buýt xuống, lập tức, một thanh niên đi tới giật phăng chiếc điện thoại trên tay cô gái rồi nhảy tót lên một xe máy đồng bọn chờ sẵn chạy về hướng cầu Bình Lợi. Khi cô gái tri hô thì một thanh niên lao tới tiếp lời: “Cướp đâu, cướp đâu...”- vừa nói người thanh niên này vừa nắm tay giữ cô gái lại. Một thanh niên khác bước tới an ủi: “Thôi, dù sao cũng mất rồi. Không bắt được ai thì đừng nói, người ta đánh cho đấy!”. Ngày hôm sau, chúng tôi lại phát hiện nhóm thanh niên trên đang đóng vai là những hành khách chờ đón xe tại trạm xe buýt gần cầu vượt Bình Phước, quận Thủ Đức. 6 giờ 15 phút ngày 23–11, chúng tôi thử quay lại trạm xe buýt trên đường Quang Trung thì bắt gặp “bà lão” lúc trước đang ngồi chờ xe buýt cùng một phụ nữ khác. Khi xe buýt mang biển số 53N-6859 chạy tới, trên xe hành khách đã đứng chật kín, phía dưới có gần 10 hành khách chuẩn bị lên xe. Hai người phụ nữ nhìn nhau ra hiệu rồi áp sát vào cửa xe buýt, một người nhanh nhạy ra tay móc chiếc điện thoại của một sinh viên, người đàn bà còn lại thì móc ví của một hành khách khác. Một trong hai nạn nhân trên phát hiện và tri hô nhưng chiếc xe buýt đã đóng cửa. Liền lúc đó, hai người đàn ông đi hai xe máy mang biển số 54Z2- 141... và 53R7-535... trờ đến chở hai phụ nữ tẩu thoát.
Lịch trình của các nhóm móc túi

Bạn Võ Thị Hồng, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết: “Tôi đi học bằng xe buýt tuyến số 24 được gần 2 năm, hầu như tuần nào cũng thấy một vài hành khách bị móc túi”. Theo các nhân viên bán vé trên một số tuyến xe buýt, từ 6 giờ 30 phút đến 8 giờ và từ 17 giờ đến 19 giờ hằng ngày là thời gian có lượng khách đi xe buýt đông nên thường xảy ra chen lấn, vì vậy nạn móc túi cũng thường diễn ra. Để hạn chế, Sở GTVT đã dán thông báo “Hành khách đi xe cảnh giác với móc túi” ngay cửa lên xuống xe để hành khách chú ý cảnh giác nhưng nạn móc túi vẫn không giảm.

Ngoài các xe tuyến số 18 và 36, nhiều hành khách đi xe tuyến số 7 (Thủ Dầu Một - Suối Tiên), xe tuyến số 8 (ĐH Quốc gia - Bến xe Miền Tây) và tuyến số 19 (ĐH Quốc gia - Bến Thành)... cũng thường bị các đối tượng móc túi.

Qua nhiều ngày theo dõi, chúng tôi ghi nhận khu vực từ cầu vượt Bình Phước kéo dài đến cầu Bình Triệu là địa bàn hoạt động của một nhóm 8 người. Nhóm này không chỉ móc túi mà còn cướp giật nếu người đi đường sơ hở. Hằng tuần, từ thứ hai đến thứ tư, nhóm này hoạt động trên tuyến này, còn thứ bảy và chủ nhật thì di chuyển về khu du lịch Suối Tiên. Vài tuần thì nhóm này lại thay đổi địa bàn một lần. Còn tại khu vực từ ngã tư Thống Nhất - Quang Trung đến siêu thị Văn Lang (quận Gò Vấp) là địa bàn hoạt động của hai nhóm gồm 8 người (5 nữ, 3 nam). Nhóm này thường “ăn hàng” trên các tuyến xe số 18, 36, 55.
Theo Thành Đồng
NLĐ

Đọc thêm