Mời bạn đón đọc chuyên đề về cuộc chiến đòi được bình đẳng của những người đồng tính

Con người ta sinh ra trên đời, ai cũng muốn mình vẹn tròn cả thân thể lẫn giới tính. Thế nhưng, vẫn còn đó những người  cả đời phải sống dằn vặt, đau khổ trong “lớp vỏ” giới tính giả, mong một ngày được vùng vẫy, được thoát ra để sống với đúng con người thật của mình. Trải qua rất nhiều năm tháng của định kiến và thiếu hiểu biết, họ luôn bị lên án, bị phỉ nhổ, thậm chí bị buộc phải chết. 

 Con người ta sinh ra trên đời, ai cũng muốn mình vẹn tròn cả thân thể lẫn giới tính. Thế nhưng, vẫn còn đó những người  cả đời phải sống dằn vặt, đau khổ trong “lớp vỏ” giới tính giả, mong một ngày được vùng vẫy, được thoát ra để sống với đúng con người thật của mình. Trải qua rất nhiều năm tháng của định kiến và thiếu hiểu biết, họ luôn bị lên án, bị phỉ nhổ, thậm chí bị buộc phải chết.   

 

Giờ đây, dưới ánh sáng của khoa học và tri thức, từ trong “bóng tối”, những người đồng tính (cả đồng tính nam “gay” và đồng tính nữ “les”) đã dám tự công khai bản thân mình với tư cách những người thuộc giới tính thứ ba. Đồng tính không phải là một thứ bệnh, lại càng không phải là một tệ nạn xã hội cần lên án. Bằng chứng là năm 1973, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Điều này cũng được Tổ chức Y tế thế giới công nhận vào năm 1990.

Ở Việt Nam, vì những lý do khác nhau, sự việc dường như diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Trong các gia đình, khi phát hiện ra con đồng tính, hầu hết các phụ huynh đều sốc cùng với nhiều cảm xúc như thất vọng, chối bỏ, tức giận, hoảng sợ... Thế nhưng, các bậc làm cha, làm mẹ đâu có biết rằng điều này rất dễ đẩy con đến tình trạng cô độc, trầm cảm, sử dụng thuốc gây nghiện, bỏ nhà đi, thậm chí tự tử... Chi bằng để hiểu con, các phụ huynh cần tìm hiểu các thông tin về đồng tính để bắt đầu quá trình dần dần chấp nhận. Vì như đã nói, đồng tính không phải là một thứ  bệnh hay tệ nạn.

Ở phương diện pháp luật, về nguyên tắc, luật pháp phải phù hợp với cuộc sống thực tế và đáp ứng được nguyện vọng của các nhóm xã hội khác nhau. Từ trước đến nay, ở Việt Nam, mọi người hiểu biết về vấn đề đồng tính rất ít cho nên luật pháp của chúng ta cũng đã phản ánh sự nhận thức này. Khi pháp luật không công nhận sự kết đôi đồng giới thì lại càng tạo ra sự ngăn cách, sự kì thị của xã hội đối với những người đồng tính, tạo nên nhiều bi kịch vừa bẽ bàng lại vừa nghịch cảnh, thương tâm.

Nói như vậy để thấy rằng, với xu hướng “ủng hộ ít hơn chống”, cuộc đấu tranh giành quyền được bình đẳng trong xã hội của những người đồng tính vẫn còn rất gian nan. Kết quả của nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và sự chấp nhận của xã hội. Và chúng ta, sao không góp giúp họ một tiếng nói, một tấm lòng...

Trân trọng cảm ơn!

Tổng Biên tập - TS. Đào Văn Hội

Đọc thêm