Mời độc giả đón đọc Chuyên đề Dân tộc và miền núi số 3 -4

Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa công dân một nước với quốc gia - Nhà nước nơi họ có quốc tịch. Theo đó, quốc tịch cho phép Nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi Nhà nước. Nhưng vượt lên trên những giá trị pháp lý, hai chữ “quốc tịch” còn khẳng định nguồn cội, niềm tự hào của mỗi một con người đối với dân tộc, đất nước nơi công dân đó sinh ra, lớn lên và gắn bó...

CÙNG BẠN ĐỌC

Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa công dân một nước với quốc gia - Nhà nước nơi họ có quốc tịch. Theo đó, quốc tịch cho phép Nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi Nhà nước. Nhưng vượt lên trên những giá trị pháp lý, hai chữ “quốc tịch” còn khẳng định nguồn cội, niềm tự hào của mỗi một con người đối với dân tộc, đất nước nơi công dân đó sinh ra, lớn lên và gắn bó...

Dù thiêng liêng và quan trong đến vậy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người, nhất là những người dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực biên giới do thói quen di cư tự do, trình độ dân trí thấp, không có bất cứ giấy tờ gì để làm căn cứ xác định nhân thân... nên đã gặp không ít vướng mắc về hộ tịch, vì vậy cũng đã ảnh hưởng đến quyền có quốc tịch.

Tuyền truyền các quy định của pháp luật về hộ tịch như: đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử.... để đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là bà con vùng biên hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hộ tich nói chung và vấn đề quốc tịch nói riêng là chủ đề chính của Báo PLVN chuyên đề Dân tộc và Miền núi số này.

Ngoài ra chuyên đề Dân tộc và Miền núi cũng gửi đến bà con nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước; gương làm ăn giỏi, chuyện bản làng... các vùng quê trên cả nước.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đọc thêm