Nhìn vào con số trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ, có thể nói ở Việt Nam ta “ra ngõ chạm ông nghè”. Quả là không hổ danh truyền thống hiếu học bao đời nay.
Bìa chuyên đề |
Thế nhưng, ở giai đoạn hiện nay, khi khó khăn của chiến tranh đã lùi xa, kinh tế đã có bước phát triển bền vững, thế giới đã trở nên gần gũi và phẳng hơn với mạng thông tin toàn cầu – những điều kiện tốt để những tinh hoa đơm hoa kết trái, thì những nhà khoa học của chúng ta lại… nổi danh ở nước ngoài. Còn trong nước chính ngành giáo dục đã thừa nhận trong một hội nghị đào tạo sau ĐH rằng: có không ít luận án tiến sĩ “vô bổ”.
Chỉ có 2,25% đề tài khoa học có hiệu quả ứng dụng triển khai, còn đa phần được xếp vào ngăn tủ, trong khi thị trường, các doanh nghiệp lại rất cần những đề tài, dự án tốt để áp dụng trong kinh doanh. Và, từ năm 2006- 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế.
Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Nhưng con số và thông tin đáng buồn này cho thấy điều gì?
Đây cũng là nội dung chính của Pháp luật Việt Nam số Chuyên đề 32, phát hành ngày 25/8/2012.
Ngoài ra, ấn phẩm Chuyên đề của báo PLVN lần này có nhiều bài viết thú vị, hấp dẫn khác phản ánh đời sống văn hóa, xã hội.
Trân trọng mời các bạn đón đọc!
Ban Biên tập