Mời Quý độc giả đón đọc Pháp luật Việt Nam Chuyên đề tháng 9

Công tác thi đua khen thưởng nếu làm tốt, làm đúng, thì sẽ là một động lực lớn thúc đẩy sự cống hiến của các cá nhân và suy rộng ra là thúc đẩy sự tiến bộ xã hội; nhưng làm không tốt sẽ nảy sinh tiêu cực... Số báo Chuyên đề kỳ này là một nhìn nhận về "câu chuyện" trên, theo phương diện pháp luật, góp phần đưa việc phong tặng danh hiệu về đúng những giá trị cống hiến thực.

Danh hiệu và giải thưởng ghi nhận sự cống hiến của các cá nhân và tập thể, song đây cũng là "chuyện tế nhị" bởi gắn với danh dự của những người được tôn vinh và những đóng góp của họ phải được nhìn nhận một cách công bằng.

Bìa Chuyên đề số 36 - tháng 9/2011

Chuyện danh hiệu và phong tặng danh hiệu không đơn giản chỉ có thế mà còn là liên quan đến thể chế, pháp luật và công bằng xã hội. Chúng ta đã có Luật Thi đua khen thưởng và rất nhiều văn bản dưới luật quy định về công tác thi đua khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng nếu làm tốt, làm đúng, thì sẽ là một động lực lớn thúc đẩy sự cống hiến của các cá nhân và suy rộng ra là thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Nhưng công tác này nếu làm không tốt sẽ nảy sinh những tiêu cực. Đó là mặt trái của tấm huy chương, là “cơ chế” xin - cho, thậm chí là mua danh hiệu, mua giải thưởng, mua thành tích...

Số báo Chuyên đề kỳ này là một nhìn nhận xuất phát từ "câu chuyện" đang gây nhiều tranh cãi trên, theo phương diện pháp luật, góp phần đưa việc phong tặng danh hiệu, các giải thưởng, các huân huy chương, bằng khen... về đúng nghĩa với những giá trị cống hiến thực được ghi trên đó.

Cùng với nội dung chính này, Pháp luật Chuyên đề còn có nhiều nội dung giải trí hấp dẫn khác như Chuyện về làng xây đảo Trường Sa ở Nam Định; Ngắm Côn Đảo từ rạn san hô; Biệt thự cổ: Những giá trị vượt thời gian; Đi xin... tinh trùng; Gây tội ác, trốn đâu cũng không thoát; Vendôme thượng lưu...

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PLVN CĐ

Đọc thêm