Mỗi tháng Nga lại bắn một tên lửa đạn đạo

Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất quân đội Nga là Trung tướng Alexander Burutin thông báo: “Chúng tôi hiện phóng khoảng 10-12 tên lửa đạn đạo và sẽ duy trì cường độ này trong tương lai gần”.

Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất quân đội Nga là Trung tướng Alexander Burutin thông báo: “Chúng tôi hiện phóng khoảng 10-12 tên lửa đạn đạo và sẽ duy trì cường độ này trong tương lai gần”.

Việc Nga thử nghiệm nhiều tên lửa như vậy bắt nguồn từ việc nước này đang trong quá trình giảm lượng, tăng chất kho vũ khí hạt nhân.

Thủ tướng Vladimir Putin khẳng định: "Chúng ta phải phát triển hệ thống vũ khí tấn công chứ không phải hệ thống phòng thủ như Mỹ đang làm thì mới đảm bảo được thế cân bằng chiến lược. Nếu không, Mỹ sẽ cảm thấy "hoàn toàn an toàn" và sẽ "làm bất cứ điều gì họ muốn".

Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố, Nga sẽ tiếp tục phát triển các tên lửa hạt nhân và bệ phóng mới bất. 

Nga đang giảm lượng, tăng chất quân đội.

Tên lửa Bulava-M (SS-NX-30) do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow nghiên cứu chế tạo. Tải trọng cất cánh là 36,8 tấn. Nó có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 8.000km. Tên lửa đạn đạo ba tầng này được thiết kế để triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân Project 955 lớp Borey. 

Tướng hải quân Oleg Burtsev tuyên bố: “Tên lửa chiến thuật trên tàu ngầm có khả năng sẽ đóng vai trò chủ yếu trong tương lai, nhờ tầm bắn và sự chính xác của chúng ngày một tăng”.

Ông Burtsev cũng cho biết, Nga có thể không tập trung vào phát triển các loại tên lửa trang bị đầu đạn có sức công phá lớn. Thay vào đó, nước này sẽ trang bị các loại đầu đạn nhỏ hơn trên các tên lửa hành trình sẵn có, điển hình là trường hợp tàu ngầm loại Severodvinsk.

Mỗi tháng Nga lại bắn một tên lửa đạn đạo.

Trước đó, Bộ tổng tham mưu kiến nghị Quốc hội Nga thông qua hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược với Mỹ (START). Khi đã thông qua hiệp định này, Nga chỉ có nghĩa vụ chuyển thông tin 5 cuộc phóng tên lửa đạn đạo cho Mỹ mỗi năm.

Ông Burutin cũng thừa nhận thực tế là trong những năm qua, Nga chưa thành công trong việc hiện đại hóa lá chắn tên lửa chiến lược. “Do đó, sớm hay muộn, một phần kho vũ khí hạt nhân của Nga không thể đảm bảo sự răn đe hạt nhân”, ông Burutin tiết lộ thêm.

Theo START mới, Nga và Mỹ sẽ cắt giảm và triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân. Trong vòng 7 năm, hai nước cắt giảm phương tiện mang, phóng xuống còn 800, triển khai thực tế không quá 700. Hiệp định mới phải được Quốc hội Mỹ và Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga phê chuẩn, và dự kiến có hiệu lực vào tháng 11/2010.

Theo Huy Hoàng
Đất Việt

Đọc thêm