Một cán bộ tư pháp tận tụy với công việc

Lời nhận xét đó thật không sai với ông Trần Đình Minh, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 13 năm công tác trong ngành Tư pháp, kinh qua nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng người cán bộ tư pháp giàu chất lính ấy luôn hết lòng, tận tâm với công việc và nuôi dạy các con trưởng thành.

Lời nhận xét đó thật không sai với ông Trần Đình Minh, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 13 năm công tác trong ngành Tư pháp, kinh qua nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng người cán bộ tư pháp giàu chất lính ấy luôn hết lòng, tận tâm với công việc và nuôi dạy các con trưởng thành.

Ông Minh (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trong một đợt tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật
Ông Minh (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trong một đợt tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật

Trò chuyện với chúng tôi, ông Minh trầm ngâm tâm sự: “Năm 1978, học xong phổ thông, tôi nhập ngũ và nhận nhiệm vụ trong lực lượng Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) đóng quân tại Đồn 213, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Năm 1982, tôi vinh dự được kết nạp Đảng.

Sau gần 5 năm công tác, vì hoàn cảnh gia đình nên tôi xin xuất ngũ. Về địa phương – xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Nhật Tảo C, xã Lương Tài. Sau đó là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, Trưởng Công an xã.

Do đặc thù công việc, nên tôi cũng phải tiếp xúc với những công việc như: hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, trợ giúp pháp lý,… dần già yêu cái nghề Tư pháp này từ bao giờ không hay. Nhưng mãi tới năm 1994, tôi mới có điều kiện đi học thêm lớp tại chức Luật. Đến năm 2000, tôi được điều động lên công tác tại Phòng Tư pháp huyện và gắn bó với nó cho đến nay”.

13 năm làm công tác Tư pháp, tiếp xúc với dân, trợ giúp pháp lý, tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm trường hợp liên quan đến khai sinh, cải chính hộ tịch,… nhưng không có bất kỳ phản ánh nào về tư cách, thái độ tiếp công dân của ông. Vì thế mà nhiều người tin tưởng, cứ hễ có việc cần trợ giúp pháp lý lại tìm đến ông nhờ tư vấn. Có những lúc quá trưa, đến giờ nghỉ ngơi vẫn có người đến nhờ tư vấn cho việc làm thủ tục nhận con nuôi. Dù mệt mỏi song ông không lỡ chối từ bởi với ông “họ có tin tưởng thì mới tìm đến mình”.

Khi tôi hỏi “Làm thế nào để ông cân đối giữa bộn bề công việc với gánh nặng cơm áo”? - Ông trả lời một câu rất lính: “Tôi may mắn có một hậu phương vững chắc”. Nghe ông kể về các con với đầy vẻ tự hào, phấn khởi, tôi hiểu niềm hạnh phúc lớn nhất của những người làm cha mẹ chính là được nhìn thấy các con mình vương trưởng, khỏe mạnh. Ngoài công việc thì các con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của ông.

Trải qua nhiều những vị trí công việc khác nhau nhưng dù ở vị trí công việc nào, ông cũng luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Riêng chặng đường hơn mười năm làm Tư pháp, với sự tận tụy của mình, ông đã được Sở Tư pháp, UBND tỉnh, UBND huyện Văn Lâm trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Năm 2010, ông vinh dự là một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành Tư pháp Hưng Yên được Bộ Tư pháp vinh danh Gương sáng Tư pháp. Dù ông đang bị căn bệnh tiểu đường dày vò, sức khỏe giảm sút nhưng ông vẫn luôn nỗ lực hết mình với một tâm niệm “Ngày nào còn sống thì ngày đó mình còn cống hiến”.

Ngọc Mỹ

Đọc thêm