Một đại hội thể thao của… tình người

Không nhiều phóng viên được cử đi theo, không giành nhiều giấy mực bàn luận ồn ào trên mặt các phương tiện truyền thông đại chúng như đội tuyển Bóng đá Việt Nam tại AFF Cup đang diễn ra, Đại hội Thể thao người Khuyết tật Asian Para Games 2010 lặng lẽ bắt đầu từ 12 /12 tại Quảng Châu Trung Quốc và đến cuối tuần này 19/12 mới kết thúc…

 VĐV cử tạ Nguyễn Thị Hồng.
VĐV cử tạ Nguyễn Thị Hồng.
Không nhiều phóng viên được cử đi theo, không giành nhiều giấy mực bàn luận ồn ào trên mặt các phương tiện truyền thông đại chúng như đội tuyển Bóng đá Việt Nam tại AFF Cup đang diễn ra, Đại hội Thể thao người Khuyết tật Asian Para Games 2010 lặng lẽ bắt đầu từ 12 /12 tại Quảng Châu Trung Quốc và đến cuối tuần này 19/12 mới kết thúc…

Vượt lên chính mình
   
Không có nhiều ngôi sao ca nhạc nổi tiếng, không phô trương  hoành tráng sự vươn lên giàu mạnh của đất nước mình gần đây trước thế giới như ASIAD 16 vừa diễn ra, chủ nhà Trung Quốc trong lễ khai mạc Đại hội người khuyết tật châu Á Asian Para Games 2010 đêm 12/12đã đưa đến một bức thông điệp đây là đại hội thể thao của tình người. 4600 nghìn người trong đó có 300 người khuyết tật đã tham gia chương trình biểu diễn dài 40 phút kể lại một câu chuyện có thật về sự nỗ lực tột cùng để vươn lên của những người khuyết tật.

Góp sức cho họ trong tiến trình hòa nhập đó là cả cộng đồng là chính người thân của họ, là những thành viên trong gia điình trong đó có người mẹ. Tiêu điểm của lễ khai mạc là bài hát “Con là niềm tự hào của mẹ” với sự diễu hành của 200 bà mẹ có con là người khuyết tật đến từ hơn 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại hội lần này. Họ đại diện cho hàng triệu người mẹ bất hạnh châu Á có những đứa con bị tật nguyền. Có gì buồn hơn khi đứa con mình sinh ra không được bình thường như những đưa trẻ khác, lớn lên trong sự mặc cảm về thân phận. Nhưng rồi chính những bà mẹ là người giữ ngọn lửa ấm để cùng con mình vượt qua nỗi đau, đưa họ vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống.

Đây là lần thứ 10 Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á được tổ chức nhưng lại lần  đầu tiên được tổ chức nối liền sau ASIAD (giống như hình thức tổ chức của Thế vận hội Olympic). Tham dự đại hội lần này có trên 4000 vận động viên, huấn luyện viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tranh tài ở 19 bộ môn. Các VĐV trong những ngày  thi đấu tại đây sẽ được các tình nguyện viên giúp đỡ trong sinh hoạt, đi lại, chuẩn bị thi đấu.  Nhiều người cần được chăm sóc một cách đặc biệt. Tuy nhiên , với chủ đề “Tình yêu cuộc sống và sự hòa nhập cộng đồng”, tiêu chí của Đại hội không chỉ là nơi để các VĐV khuyết tật thi đấu thể thao, thể hiện mình qua suốt thời gian tập luyện vừa qua mà đây còn là sân chơi của tình hữu nghị, là sự động viên tích cực cho khát vọng tự vượt lên chính mình của cộng đồng người khuyết tật trong tiến trình hòa nhập xã hội.

Chỉ tiêu nào cho đoàn Việt Nam

So với Trung Quốc chủ nhà ra quân hoành tráng và đông nhất Đại hội với 630 người trong đó có 448 VĐV, đoàn Việt Nam ra quân khá khiêm tốn với 82 thành viên trong đó có 57 VĐV, thi đấu ở 6 môn là điền kinh, bơi lội, bóng bàn, cử tạ, cầu lông, Judo khiếm thị.

Rút kinh nghiệm ASIAD vừa rồi khi đội tuyển thể thao Việt Nam không đạt chỉ tiêu nên số huy chương đặt ra cho đoàn thể thao khuyết tật lần này khá khiêm tốn, chỉ là 20 huy chương trong đó có 4-5 huy chương vàng. Khiêm tốn vì  trước đó , trong Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương (FESPIC Games) tại Malaysia (được coi là có quy mô tương đương ASIAN Para Games) đoàn Việt Nam đã giành được đến 9 HC vàng, 27 HCB và 32 HC đồng.

Để động viên cho các VĐV khuyết tật, nhiều Cty trong nước đã treo giải thưởng cho các huy chương đạt được, chẳng hạn Cty nghe nhìn toàn cầu AVG đã treo mức thưởng nóng cho các huy chương vàng 15 triệu đồng, bạc, 10 triệu đồng và đồng 5 triệu đồng. 

Khi bài báo này lên khuôn đã có một VĐV khuyết tật của Việt Nam  đoạt huy chương vàng trong ngày thi đấu thứ 2 (14/12). Đó là VĐV Võ Thanh Tùng trong nội dung bơi tự do 50 mét. Trước đó đã có 2 VDV khác giành được huy chương đồng trong đó có VĐV cử tạ: Nguyễn Thị Hồng .

Có cơ hội nhìn các VĐV khuyết tật thi đấu bạn sẽ thấy sự nỗ lực tột cùng của họ. Chính vì vậy, họ rất xứng đáng được quan tâm và cổ vũ.
Viết Trọng

Đọc thêm