Jan Gegrge Mulder (1869 – 1922) doanh nhân người Hà Lan, nhân viên của hãng Speidel & Cie của Đức từ những năm 80 của thế kỷ 19 đã tham gia vào đoàn khảo sất thị trường các nước Đông Dương. Năm 1904, lúc 35 tuổi, ông đến châu Á, làm nhân viên tiếp thị bán đèn dầu hở cho công ty dầu châu Á và là người trông nom cửa hàng tại Hải Phòng.
|
Bờ sông Tam Bạc. |
Trong thời gian làm việc ở Hải Phòng, Mulder đã dùng máy ảnh để chụp những gì ông nhìn thấy, từ văn phòng, nhà cửa đến các chuyến du ngoại… Đó là những hình chụp trên kính, ảnh nổi nhờ được ghép từ hai hình liền nhau.
Loại máy ảnh này hồi đó rất được ưa chuộng. Dù bưu ảnh đã xuất hiện ở các nước châu Á nhưng lý do khiến Mulder sử dụng loại hình chụp nổi vì ông xuất thân trong một gia đình làm ảnh, có hiểu biết về kỹ thuật nhiếp ảnh. Sau khi thăm triển lãm Quốc tế Paris về kỹ thuật năm 1900, ông đã mua chiếc máy chụp ảnh nổi Ste’re’ospido của công ty Ganmout bán ra.
|
Cầu Hạ Lý. |
Đầu thế kỷ 20, Hải Phòng là cửa sông Hồng nơi mở cửa con đường buôn trà, tơ lụa và hàng dệt xuất sang Vân Nam – Trung Quốc. Ở Hải Phòng đã có một khu đất nhỏ dành cho người Pháp nằm ven sông Cấm, gần bến cảng cùng với vài nhà kho và nhà đoan (nơi thu thuế). Từ năm 1884, thị trưởng Hà Nội- ông Raoul Bonnal cho xây thêm một khu phố tây ở gần đó. Khi ông Mulder đến Hải Phòng, ở đây đã có bệnh viện dành cho nhân viên hàng hải, chính quyền và một số dự án xây dựng khác như phòng thương mại, chi nhánh của ngân hàng Đông Dương. Người dân Hải Phòng lúc đó có khoảng hơn 20.000 người, trong đó hơn 6.000 người Hoa, 18.000 người Việt, người châu Âu chỉ hơn 1.000, chủ yếu là người Pháp. Nơi ông Mulder làm việc là ngộ nhà trên phố Daul Bert cùng chung với ngân hàng Anh. Ông Mulder có một nhà riêng ở góc sông đào Bonnal và phố Cherbourg .
Trong bộ swu tập ảnh để lại cho gia đình gôm hơn 1.000 tấm, tác giả người Hà Lan đã ghi lại một Hải Phòng thời đầu thuộc địa gồm khu phố người Hoa, bễn cảng, cảnh đồng quê từ ven thành phố cho đến giáp Đồ Sơn, các nhà kkho xếp đầy ắp phuy đựng dầu thắp đèn bên ngoài có ghi tên hãng sản xuất là APC, Specidel và Cie. Qua ảnh do Mulder chụp thấy đẳng cấp và ranh giới giữa con người các màu da thật rõ nét: Sự phân biệt giữa các khu phố Tây, Hoa và Việt Nam. Thành phố Hải Phòng qua ảnh của Mulder (theo John Kleinen, nhà sử học và nhân học Hà Lan) hồi đó còn rất bé nhỏ giống như một tỉnh lẻ của nước Pháp, lặng lẽ và “ngái ngủ”.
Du lịch ở Hải Phòng những năm đầu thế kỷ 20 hầu như chưa có, chỉ có một nơi dừng chân lý tưởng cho các du khách tới để chờ tàu đến một nước châu Á khác hay trở về châu Âu. Đó là khách sạn Marseille- nơi gặp gỡ của những chàng trai độc thân và gái điếm.
Đồ Sơn trong ảnh nổi của doanh nhân Mulder là một làng chài cách thành phố 20km, có bãi tắm. Để có con đường đi từ Hải Phòng ra Đồ Sơn hơn 3000 nông phu đã làm việc kéo dài. Đã xuất hiện một hãng tãi chạy ra bãi tắm, đó là hãng Bertrand. Nhưng ông Mulder và các đồng nghiệp người châu Âu lại rất thích sử dụng cáng bằng tre do người khênh. Tất nhiên chỉ người giàu mới dùng phương tiện này. “Phu cáng Đồ Sơn” là danh từ để gọi những người khênh cáng phần lớn là phụ nữ mặc áo tứ thân đội nón lá dẹt rộng vành.
Là người châu Âu nhưng ông Mulder rất chú ý đến những dân bản xứ giúp việc cho mình, ông chụp người quản gia trông nom nhà, bà này mặc áo lụa, đeo kiềng bạc theo kiểu dân Bắc Kỳ, chị vú em hiền lành ngồi bên đứa bé con một chủ Tây, còn ở ngoài phố là những người đàn ông Việt Nam phu kéo xe tay.v.v…
Năm 1910, dành dụm được tiền nhờ làm công cho hãng dầu hỏa Speidel, ông Mulder đã đi cư sang Mỹ, ở bang Viireginia, ông tham gia vào phong tráo xã hội kiểu XHCN giống như phong trào Duy Tân ở Việt nam, thành lập một hợp tác xã cộng đồng miền Bắc Hà Lan. Ở đó người ra tự cưng tự cấp và chia sẻ mọi của cải làm ra được. Ý tưởng này bị thất bại, ông Mulder trở về Hà Lan, đầu tư vào làm đường sắt tại Nga nhưng cũng lại bị phá sản.
Mất năm 1922 nhưng bộ sưu tập của Mulder vẫn còn đó. Những năm tháng sống ở Hải Phòng và các ảnh chụp ở đây trở thành đối tượng của ký ức và theo nhà nhân văn học John Kleien (Hà Lan). “Đó là sự tìm đến một phương tiện đối diện với tương lai trong đó quá khứ xa vời với sẽ biến mất”../.
Vũ Huyến
(Theo John Kleinen do Đào Hùng- dịch)