MTTQ tỉnh triển khai công tác mặt trận trong bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2011-2016)

Ngày 17-2-2011, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác mặt trận trong bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tới cán bộ mặt trận các huyện, thành phố, 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh...

Ngày 17-2-2011, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác mặt trận trong bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tới cán bộ mặt trận các huyện, thành phố, 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về tổ chức, triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; thảo luận, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, MTTQ các cấp trong tỉnh sẽ thực hiện đầy đủ 6 nội dung công tác Mặt trận tham gia trong bầu cử, gồm: phối hợp với HĐND, UBND cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử. Chủ động triển khai thực hiện công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND theo đúng quy định, trong đó, công tác hiệp thương lựa chọn người ứng cử phải đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần người được giới thiệu; hiệp thương thực sự dân chủ, đúng luật.  MTTQ các xã, phường, thị trấn phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức hội nghị cử tri ở khu dân cư để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND cư trú thường xuyên tại địa phương. MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri. Phối hợp với các tổ chức thành viên, HĐND cùng cấp giám sát và vận động nhân dân tham gia giám sát quá trình tổ chức, thực hiện cuộc bầu cử đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng luật, an toàn, tiết kiệm. Thực hiện công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Phối hợp với các tổ chức thành viên, chính quyền các cấp, các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, chức sắc và tín đồ các tôn giáo, làm cho mọi công dân hiểu rõ vai trò, vị trí của Quốc hội, HĐND, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của nhân dân./.

Duy Hưng

Đọc thêm