Mua bán thận: Cấm thì lách luật

Luật không cho phép mua bán thận nhưng do nhu cầu ghép thận tăng cao nên phải lách luật. Và thực tế đang có nhiều cuộc mua bán thận đầy rủi ro.

Luật không cho phép mua bán thận nhưng do nhu cầu ghép thận tăng cao nên phải lách luật. Và thực tế đang có nhiều cuộc mua bán thận đầy rủi ro.

Theo GS Nguyễn Thanh Liêm - giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, hiện nhu cầu ghép tạng của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối là rất lớn. Thực tế cho thấy các phương pháp điều trị đang áp dụng tại Việt Nam có tác dụng hạn chế đối với bệnh nhân suy thận nặng.

GS Liêm khẳng định các phương pháp điều trị truyền thống như chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng đòi hỏi tổng chi phí cao hơn ghép thận. Thế nhưng, ngay như phương pháp lọc màng bụng rất tiên tiến, được kỳ vọng mang lại hiệu quả cao, rốt cuộc cũng không phù hợp với môi trường Việt Nam khi tỉ lệ nhiễm khuẩn do tiến hành lọc màng bụng tại nhà rất lớn.
Mô tả ảnh.
Bệnh nhân suy thận được lọc máu ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - Ảnh: N.Hà

“Thế giới ngầm” vẫn nhộn nhịp
Theo một lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cứ khoảng mươi ngày lại có một người đến “chào hàng” bán thận. Bệnh viện đã giải thích rằng luật hiến, ghép tạng mới chỉ cho phép hiến, tặng, chứ không thể có chuyện mua bán. Trên thực tế, “thế giới ngầm” mua bán thận vẫn nhộn nhịp khi nhu cầu đang cao. Đã có bi kịch xảy ra khi hai bên thỏa thuận mua bán, nhưng khi tiến hành xét nghiệm lại không cho phép ghép, tiền xét nghiệm hơn 10 triệu đồng không bên nào chịu trả. Theo bác sĩ Nguyễn Cao Luận (trưởng khoa thận Bệnh viện Bạch Mai), nếu bệnh viện từ chối nhận ghép thận thì các bên mua bán thận luôn có cách lách luật riêng. Các cuộc gặp gỡ trao đổi thường được “bắt mối” từ các đơn vị chạy thận. Khi thỏa thuận xong, họ làm các xét nghiệm tại bệnh viện Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với trên thế giới. Giả sử các kết quả xét nghiệm cho phép dung nạp thì họ sang nước ngoài ghép. Bác sĩ Luận cho hay thậm chí có một văn phòng đại diện tại Hà Nội của một cơ sở y tế ghép tạng Quảng Đông, Trung Quốc chào khách Việt Nam bằng cách trả giá 10 triệu đồng cho những ai giới thiệu được người cần ghép. Bệnh viện Việt Đức đã thành lập đơn vị ghép tạng, nhưng từ khi có luật hiến, ghép tạng ra đời đến nay vẫn chưa có trường hợp nào được ghép từ thận người bị chết não. Quan niệm truyền thống “chết phải toàn thây” đang làm người bệnh suy thận tại Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi. Ngay tuần trước ở Bệnh viện Việt Đức, một người em đang được ghép thận thì người anh trai bị tai nạn giao thông, lâm vào tình cảnh chết não nhưng gia đình vẫn kiên quyết không chấp thuận ghép. Riêng tại Bệnh viện Việt Đức, khoa cấp cứu mỗi ngày tiếp nhận 3-5 ca chết não, chỉ cần một trường hợp chấp thuận là đã có hai người suy thận giai đoạn cuối được cứu sống.Tính riêng tại các trung tâm lọc máu theo chu kỳ, ở Hà Nội có hàng nghìn bệnh nhân có chỉ định ghép thận. Nhưng tại đơn vị ghép tạng của bệnh viện ngoại khoa lớn nhất nước mỗi năm chỉ thực hiện được chưa đầy mười ca ghép thận. Một bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức cho biết số ca ghép tạng quá nhỏ, nhưng nếu làm đúng các thủ tục chứng minh mối quan hệ của người cho - người nhận thì có lẽ sẽ còn ít hơn.Có biết mua bán thận cũng chịu Theo ông Đỗ Tất Cường - phó giám đốc Bệnh viện Quân y 103, người đã tham gia thực hiện và chỉ đạo hơn 50 ca ghép thận tại Việt Nam, việc mua bán lén lút có phần đóng góp không nhỏ của tư tưởng ở nhiều gia đình chỉ muốn tìm kiếm nguồn tạng hiến hoặc bán. Trong khi người cùng huyết thống sẽ có độ tương thích cao, giảm được nguy cơ thải ghép, nhưng đa số vẫn ngại mất đi sức khỏe khi cho người thân một quả thận. Theo ông Cường, phần lớn các ca ghép cùng huyết thống được thực hiện tại viện là nhờ tình mẫu tử mẹ cho con, các quan hệ khác trong gia đình cho nhau rất hiếm. Mới đây, có trường hợp chị gái cho em trai, nhưng đến ngày ghép, ông chồng của cô chị ra tối hậu thư: “Trước khi vào phòng mổ, em hãy ký giấy ly hôn!”. Ông Cường nói ngày nào cũng có vài cuộc điện thoại đến đề nghị bán thận cho bệnh nhân, nhưng chúng tôi là người cùng xây dựng luật hiến, ghép mô tạng, làm sao phạm luật được. Chuyện mua bán thận có lẽ quá nhộn nhạo nên bác sĩ có lúc bị vạ lây. Một bệnh nhân bị sỏi thận, khi mổ phát hiện viên sỏi quá to gây dính, chỉ có thể cắt bỏ một bên thận. Không ngờ ca mổ kết thúc, người nhà làm um lên: bệnh viện cắt thận để bán lấy tiền. Ông Cường cho biết hơn 30 năm trong nghề, có thể cảm nhận ngay được bệnh nhân mới chuyển vào phòng cấp cứu có thể cứu sống được hay không. Do đó, việc phát hiện hiến tặng thật sự hay thông qua giao dịch mua bán trong các trường hợp ghép tạng hoàn toàn không khó. “Không ràng buộc họ hàng, sao có thể hiến tặng có địa chỉ? Nhưng người ta đã thỏa thuận với nhau rồi, mình làm sao can thiệp được! Ca mới nhất của viện cũng thuộc diện nghi ngờ, nhưng cuối cùng không tiến hành ghép nữa không phải vì phát hiện sự gian lận mà do chỉ số phản ứng thuốc của người cho dương tính, không đủ điều kiện ghép” - ông Cường nói.Cần sớm thành lập trung tâm hiến ghép mô tạng Năm 2006, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ra đời. Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết luật này yêu cầu thành lập Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia trực thuộc Bộ Y tế nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Chưa có trung tâm, chưa có các hoạt động dù đã có luật, người bệnh và những người nghèo vẫn phải tìm cơ hội sống từ các cuộc mua bán nhiều rủi ro. Theo ông Nguyễn Huy Quang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cả nước đang có 5.000-6.000 người suy thận mãn cần ghép thận. Riêng tại khu vực Hà Nội, có tới 1.500 người có chỉ định ghép gan. “Cầu” thì lớn như vậy nhưng “cung” do luật chỉ cho phép hiến tặng, nghiêm cấm mua bán nội tạng, nên người bệnh không có người thân hiến tạng là phải mày mò tìm mua hoặc đi ghép thận ở nước ngoài (chủ yếu ở Trung Quốc do giá cả chấp nhận được). Theo một số chuyên gia có kinh nghiệm về ghép tạng ở Việt Nam, chỉ có thành lập được Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, có cơ quan đứng ra chủ trì vận động thì người sẵn sàng có tấm lòng vì cộng đồng mới gặp được người bệnh cần ghép tạng. Tại Bộ Y tế, hiện đã có dự án thành lập một bộ phận tương tự trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng ở Bệnh viện Nhi trung ương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nếu chỉ ở phạm vi một bệnh viện sẽ khó lòng giải quyết được tình trạng mất cân đối cung cầu, dẫn đến việc mua bán tạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người bệnh và người hiến (bán) tạng như hiện nay.
Báo động suy thận mãn ở người trẻ
Trong khi người suy thận trên thế giới chủ yếu là người già thì ở Việt Nam, tình trạng đáng báo động khi bệnh suy thận giai đoạn cuối đang gặp ở rất nhiều người trẻ tuổi. TS Nguyễn Cao Luận, trưởng khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ nghịch lý này đang khiến phòng chạy thận nhân tạo luôn phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng: vô số người còn rất trẻ đã kiệt sức vì bệnh, đều đặn mỗi ngày phải túc trực bên chiếc máy lọc máu chu kỳ.

Các nhà chuyên môn cho rằng môi trường quá ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến suy thận tăng cao. Trong khi đó, phần lớn bệnh nhân đều phát hiện bệnh rất muộn, giải pháp điều trị duy nhất chỉ là lọc máu theo chu kỳ hoặc thay ghép thận mới. Số lượng bệnh nhân suy thận ở các cấp độ khác nhau tại Việt Nam hiện chiếm đến 10% dân số, trong số đó có 1/10 bệnh nhân ở giai đoạn muộn cần phải lọc máu. Không giống như người bệnh ở các nước khác chủ yếu trên 60 tuổi (nhất là với người có tiền sử tăng huyết áp), bệnh nhân suy thận ở Việt Nam hiện gặp nhiều ở lứa tuổi dưới 40 với nguyên nhân chủ yếu do tái nhiễm trùng nhiều lần. Không ít bệnh nhân là sinh viên tại các trường ĐH ở Hà Nội, ngày đi học, tối lặng lẽ sống phụ thuộc vào máy.

Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy trong tổng số bệnh nhân có chỉ định lọc máu chu kỳ thì chỉ 10% theo đúng liệu trình điều trị. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã khiến nhiều gia đình không thể theo điều trị tiếp. Chi phí điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo là 7,5-8 triệu đồng/tháng, nếu lọc màng bụng là 9,5 triệu đồng/tháng. Theo nguyên tắc đồng chi trả, người nghèo có bảo hiểm y tế phải trả 400.000 đồng/tháng. Do đó từ 1-1-2010, Bệnh viện Bạch Mai phải tự đặt ra cơ chế: phân bổ lại nguồn thu để hỗ trợ một nửa phí điều trị cho bệnh nhân suy thận có bảo hiểm.

PGS.TS Đỗ Tất Cường, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 103 - người đã thực hiện những ca ghép thận đầu tiên tại miền Bắc, nói số lượng người trẻ bị suy thận tăng cao nhưng nếu phát hiện sớm, chất lượng cuộc sống người bệnh sẽ được cải thiện. Giải pháp đưa ra là tất cả dân cư, kể cả người trẻ tuổi vốn được xem có sức đề kháng tốt, đều cần xét nghiệm cơ bản về huyết học, tiết niệu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh. Nếu chờ đến khi cơ thể báo hiệu những dấu nhắc đặc trưng về bệnh như mệt mỏi, phù thũng... thì bệnh không còn đơn giản ở giai đoạn đầu nữa. Kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy khi bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, việc điều trị bảo tồn sẽ duy trì cuộc sống cho bệnh nhân tốt hơn, ít tốn kém hơn.

Ngọc Hà    
Lan Anh - Ngọc Hà
Theo Tuổi Trẻ

Đọc thêm