Muốn nhận bằng, SV phải nộp tiền... chụp hình?

Đóng 300.000 đồng mua phôi bằng, 700.000đồng làm lễ nhận bằng, 400.000 đồng thuê trang phục, chụp hình,... là những khoản tiền mà HS hệ trung cấp (2007 - 2009) của Trường ĐH Bình Dương sắp đến ngày nhận bằng tốt nghiệp phải đóng.

Đóng 300.000 đồng mua phôi bằng, 700.000đồng làm lễ nhận bằng, 400.000 đồng thuê trang phục, chụp hình,... là những khoản tiền mà HS hệ trung cấp (2007 - 2009) của Trường ĐH Bình Dương sắp đến ngày nhận bằng tốt nghiệp phải đóng.

Mới đây, các học sinh phát hoảng với thông báo: “Mỗi học sinh đóng 700.000 đồng để làm lễ nhận bằng”.

Trước đó, mỗi học sinh đã phải tốn 300.000 đồng mua phôi bằng làm bằng tốt nghiệp, 300.000 đồng thuê trang phục và 100.000 đồng để chụp hình trong buổi lễ.

Một học sinh ở lớp Hạch toán kiểm toán phản ánh: “Số tiền 300.000 đồng làm bằng thì bắt buộc phải đóng để có bằng tốt nghiệp, còn những ai không đóng khoản tiền thuê trang phục và chụp hình, chẳng lẽ lại không được nhận bằng đúng ngày? Lớp em có nhiều bạn thấy vô lý nên không chịu đóng 2 khoản sau và phải nhận bằng trễ hơn. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa thấy thông báo đến nhận bằng trong khi những bạn đã nộp tiền được nhận bằng từ nửa tháng trước, phải chăng có sự phân biệt?”.
Việc được nhận bằng tốt nghiệp trong ngày lễ tốt nghiệp thật ý nghĩa đối với nhiều sinh viên – học sinh nhưng dường như đang bị nhiều trường “biến tướng” với những khoản phí khá lớn. Giống như cô sinh viên mà chúng tôi gặp, 700.000 đồng là khoản tiền không nhỏ mà ba mẹ ở quê chắt góp cho con đi học để đổi lấy tương lai. Hơn nữa, những khoản phí “trên trời” này không kém phần vô lý khi không thể tôn được giá trị của tri thức hay sự trang trọng, ý nghĩa của buổi lễ ghi nhận sự trưởng thành của người học, tri ân người thầy dạy dỗ… Trước đó, nhiều sinh viên của Trường ĐH Bình Dương cũng dở khóc dở cười khi nhà trường có “sáng kiến” thu học phí có nộp lãi giống như ngân hàng, chỉ khác là lãi suất cao hơn. Sinh viên đóng trễ thì căn cứ vào thời gian mà đánh lãi tăng dần giống như vay nợ! Cứ ngỡ việc lạm thu chỉ có ở những bậc học thấp hơn, khi “số phận” của HS gắn liền với người thầy, sợ bị ảnh hưởng nên phụ huynh đành “tự nguyện” đóng nhiều khoản tiền vô lý. Đằng này ở giảng đường đại học, người ta cũng nghĩ ra lắm “chiêu” để làm khổ người học!
Theo SGGP

Đọc thêm