Mỹ cảnh báo "lỗ hổng" an ninh giao thông công cộng

Các chuyên gia tại Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về những lỗ hổng an ninh trong hệ thống giao thông công cộng của nước này, đặc biệt là hệ thống đường sắt, sau âm mưu đánh bom có sự hậu thuẫn của Al Qaeda nhằm tấn công một tàu chở khách của Mỹ tại Canada.

Các chuyên gia tại Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về những lỗ hổng an ninh trong hệ thống giao thông công cộng của nước này, đặc biệt là hệ thống đường sắt, sau âm mưu đánh bom có sự hậu thuẫn của Al Qaeda nhằm tấn công một tàu chở khách của Mỹ tại Canada.

Trong khi Mỹ đã tích cực thắt chặt an ninh đối với hệ thống giao thông đường không kể từ sau vụ tấn công khủng bố kép ngày 11/9/2001 thì việc quản lý hệ thống giao thông bằng tàu hỏa lại khó khăn hơn nhiều do lượng hành khách lên xuống lớn cộng với việc có rất nhiều trạm dừng trên cùng một tuyến đường.

Hệ thống giao thông với hàng nghìn km đường, những cây cầu và các đường hầm thực sự là một thách thức lớn trong việc giám sát toàn bộ hệ thống giao thông công cộng tại Mỹ.

Theo ông Brian Michael Jenkins – một chuyên gia an ninh tại Trung tâm vận tải Mineta thuộc đại học San Jose, bang California, mặc dù nước Mỹ phần lớn thoát khỏi những vụ tấn công nhưng những phần tử cực đoan trên khắp thế giới vẫn thường xuyên lợi dụng những điểm yếu của hệ thống này. “Hệ thống giao thông công thực sự đã trở thành những cánh đồng giết chóc của những kẻ khủng bố” – ông Jenkins nói.

b
Một con tàu của hãng hãng Amtrak.

Hai nghi phạm đã bị bắt giữ tại Canada hôm 22/4 và đã bị truy tố về tội âm mưu phá đường ray ở khu vực biên giới phía Canada khi Maple Leaf – tuyến xe lửa hàng ngày của hãng Amtrak, nối liền thành phố Toronto của Canada và New York của Mỹ - đi qua khu vực này. “Việc những phần tử khủng bố nước ngoài nhắm vào hệ thống giao thông đường sắt vốn không có gì là ngạc nhiên” – ông Jenkins Kulm - một người phát ngôn của hãng Amtrak cho hay.

Ông Kulm cho hay, dù dư luận thường tập trung chú ý vào các vụ tấn công máy bay chở khách nhưng trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người thiệt mạng vì các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống đường sắt.

Từ ngày 11/9/2001 cho đến nay, các phần tử cực đoan đã tiến hành 75 vụ tấn công các máy bay, khiến 157 người thiệt mạng. Trong khi đó, ở cùng thời điểm này đã có 1.800 vụ tấn công vào hệ thống giao thông công cộng của các nước trên thế giới, với gần 4.000 người đã thiệt mạng.

Trong số đó có thể kể đến vụ tấn công tại thành phố Madrid của Tây Ban Nha năm 2004 và tại Mumbai, Ấn Độ, với 200 người thiệt mạng mỗi vụ. Một vụ đánh bom tại London, Anh năm 2005 cũng đã cướp đi mạng sống của 52 người.

Nước Mỹ hiện có hơn 32.000km đường sắt. Chỉ tính riêng hãng Amtrak trong năm ngoái đã vận chuyển 31,2 triệu lượt hành khách. Tuy nhiên, hệ thống giám sát, phát hiện chất nổ và hóa chất, công nghệ viễn thông, hệ thống nhân lực để ngăn chặn và phát hiện khủng bố của nước này vẫn chưa được chú trọng ở mức thích đáng.

Văn phòng kiểm toán chính phủ (GAO) - một cơ quan điều tra của Quốc hội Mỹ - hồi năm ngoái đã chỉ trích Cục Quản lý an ninh giao thông vận tải (TSA) vì sự thất bại trong việc tiến hành các phân tích thông tin an ninh của hệ thống đường sắt cũng như đưa ra những yêu cầu khai báo thông tin mâu thuẫn nhau từ các nhà khai thác dịch vụ giao thông đường sắt.

Trước những nguy cơ rõ ràng này, trong năm 2013, Bộ an ninh nội địa  Mỹ đã dành ra 136 triệu USD để giám sát an ninh tại hệ thống giao thông công, với 775 nhân viên an ninh. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đã khuyến nghị hành khách phối hợp trong chống lại những âm mưu tấn công khủng bố vào hệ thống giao thông công khổng lồ của nước này./.

Bảo An (Theo báo nước ngoài)

Đọc thêm