Mỹ không đưa Triều Tiên trở lại “danh sách đen”

Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo, Washington quyết định chưa đưa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Ông Obama khẳng định, CHDCND Triều Tiên “không vi phạm các quy tắc để lại bị coi là quốc gia tài trợ khủng bố”. Thông báo trên của ông Obama được đưa ra trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện Mỹ, trong bối cảnh đã có yêu cầu từ Quốc hội về việc đưa Triều Tiên trở lại danh sách đen nói trên, sau một loạt động thái của Bình Nhưỡng năm ngoái, trong đó có việc thử hạt nhân và tên lửa.

Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo, Washington quyết định chưa đưa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Ông Obama khẳng định, CHDCND Triều Tiên “không vi phạm các quy tắc để lại bị coi là quốc gia tài trợ khủng bố”. Thông báo trên của ông Obama được đưa ra trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện Mỹ, trong bối cảnh đã có yêu cầu từ Quốc hội về việc đưa Triều Tiên trở lại danh sách đen nói trên, sau một loạt động thái của Bình Nhưỡng năm ngoái, trong đó có việc thử hạt nhân và tên lửa.

Ông Obama khẳng định, CHDCND Triều Tiên “không vi phạm các quy tắc để lại bị coi là quốc gia tài trợ khủng bố”.

Ông Obama khẳng định, CHDCND Triều Tiên “không vi phạm các quy tắc để lại bị coi là quốc gia tài trợ khủng bố”.  

Cùng với bức thư trên, ông Obama cũng gửi tới Quốc hội Mỹ một bản báo cáo mật về những động thái của CHDCND Triều Tiên từ ngày 26-6-2008 đến 16-11-2009. Trong thư, ông Obama cho biết, bản báo cáo này đã kết luận “không đủ các yếu tố theo luật định để đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố”. Tổng thống Obama được cho là tiếp tục theo đuổi chính sách do người tiền nhiệm George Bush khởi sự, nhằm tránh đổ vỡ đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Hôm 20-1-1988, Mỹ đưa CHDCND Triều Tiên vào danh sách đen sau sự kiện chiếc máy bay của Hãng hàng không Hàn Quốc Korea Air bị đánh bom ngày 29-11-1987 làm 115 người chết. Ngày 11-10-2008, chính quyền của Tổng thống Bush đã loại Triều Tiên ra khỏi danh sách này sau khi Bình Nhưỡng chấp thuận cho thanh sát hạt nhân theo yêu cầu của Mỹ. Reuters cho biết, các nghị sĩ Cộng hòa và một số nghị sĩ Dân chủ cho rằng, chính quyền Bình Nhưỡng đã bán vũ khí cho một số quốc gia mà Washington coi là mối đe dọa, ví dụ như Iran.

Tháng 6-2009, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đề cập đến khả năng đưa CHDCND Triều Tiên trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố. Những quốc gia có tên trong danh sách tài trợ khủng bố của Mỹ phải đối mặt với hàng loạt biện pháp cấm vận kinh tế, ngoại giao. Đến tháng 7-2009, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi Tổng thống Obama đưa Triều Tiên trở lại danh sách đen. Trong phiên họp ngày 22-7-2009, Thượng viện Mỹ yêu cầu chính phủ  của Tổng thống Obama, trong thời hạn 30 ngày, phải đệ trình bản báo cáo đánh giá về các hành động của Triều Tiên kể từ khi nước này được loại khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Bản đánh giá này phải có những nhận xét toàn diện, xem CHDCND Triều Tiên “có liên quan tới hành động khủng bố hoặc cung cấp sự hỗ trợ cho những hoạt động khủng bố hoặc các tổ chức khủng bố hay không”. “Nếu báo cáo có bất cứ điểm nào cho thấy, thực tế, Bình Nhưỡng đã hỗ trợ cho các hoạt động khủng bố, cần phải đưa nước này trở lại danh sách của Bộ Ngoại giao ngay lập tức” - tuyên bố của Thượng viện Mỹ khẳng định. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ cũng yêu cầu chính phủ của Tổng thống Obama vào thời điểm đó cũng cần phải có những nhận định về “tính hiệu quả” của việc đưa CHDCND Triều Tiên trở lại “danh sách đen”.

Mới đây, một số quan chức Mỹ đã bác bỏ điều kiện Bình Nhưỡng đưa ra để quay trở lại vòng đàm phán sáu bên, và khẳng định, Washington sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt cho đến khi CHDCND Triều Tiên trở lại đàm phán.

BĂNG CHÂU

Đọc thêm