Mỹ Linh: "Nếu là mình, tôi sẽ xin lỗi Sơn Lâm"

Dù sự cố xảy ra trong chương trình Vietnam Idol không lớn và nhận xét của ca sĩ Siu Black với thí sinh Nguyễn Sơn Lâm hoàn toàn không ác ý, song ở góc độ tâm lý, các chuyên gia cho rằng, sự vô tình cũng đã nói lên một điều: Việc chưa thực sự coi trọng người khuyết tật từ trong tiềm thức của người nói.

Dù sự cố xảy ra trong chương trình Vietnam Idol không lớn và nhận xét của ca sĩ Siu Black với thí sinh Nguyễn Sơn Lâm hoàn toàn không ác ý, song ở góc độ tâm lý, các chuyên gia cho rằng, sự vô tình cũng đã nói lên một điều: Việc chưa thực sự coi trọng người khuyết tật từ trong tiềm thức của người nói. Nguyễn Sơn Lâm - khi nỗi buồn nhân đôi Hai tuần sau khi xảy ra sự cố ở chương trình Vietnam Idol, có lẽ điều khiến Nguyễn Sơn Lâm cảm thấy hối tiếc lúc này không phải vì đã quá nóng vội viết thư phản ứng với BGK và đưa lên mạng cho nhiều người đọc, mà chính là từ sự việc ấy, anh đã gánh thêm một nỗi đau khác - Đó là sự xúc phạm của không ít độc giả khi cho rằng cách ứng xử của anh là “không bình thường”, là “đánh bóng tên tuổi”...
Thí sinh khuyết tật Nguyễn Sơn Lâm
Thí sinh khuyết tật Nguyễn Sơn Lâm
Sơn Lâm đã từng được đứng chung sân khấu với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam; Những lần đó đã để lại không ít ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nguyễn Sơn Lâm. “Tôi vẫn còn nhớ kỷ niệm được hát cùng với ca sĩ Mỹ Tâm. Được hát với một ca sĩ nổi tiếng là điều quá hạnh phúc với bất cứ ai, nhưng điều khiến tôi xúc động đó là khi hát, với hình thức nhỏ bé của mình, chị đã cúi xuống để hát cùng tôi. Cách đây vài năm, tôi theo một người bạn đến một quán cà phê âm nhạc để chơi và có tham gia hát một bài. Khi hát xong, tôi thấy nghệ sĩ Xuân Bắc bước lên sân khấu ôm lấy tôi và trò chuyện trực tiếp trên sân khấu. Hoá ra đó là quán nhạc của anh và còn ngỏ ý mời tôi đến hát thường xuyên ở đó. Hay như nghệ sĩ Tự Long, từ nhiều năm nay, mỗi khi anh gọi cho tôi hay tôi gọi cho anh, câu đầu tiên bao giờ anh cũng hỏi đó là: “Mẹ em có khoẻ không?”. Chỉ một câu đó thôi cũng khiến tôi rất ấm lòng và cảm thấy thêm yêu cuộc sống này vì vẫn còn được tôn trọng, được quan tâm”, Sơn Lâm ngậm ngùi chia sẻ.Ca sĩ Mỹ Linh: Nếu là mình, tôi sẽ xin lỗi Khi được hỏi về tình huống này, ca sĩ Mỹ Linh chia sẻ: “Với người khuyết tật, nên cư xử sao cho họ không bị cảm giác mất tự tin, nhưng cũng không nên quá mức, dễ khiến họ có cảm giác bị thương hại.Bởi với người khuyết tật, sự nhạy cảm của họ lớn hơn người bình thường vì họ vốn mang sẵn trong mình sự mặc cảm, nên nếu mình cứ “chiếu” theo cách ứng xử thông thường thì sẽ rất dễ khiến họ tổn thương. Vì thế, nếu trong trường hợp tôi bị gặp phải hoàn cảnh đó, để tránh cho sự việc đi quá xa, tôi sẽ gặp họ để giải thích, thậm chí có thể công khai xin lỗi. Dù không có ý xấu nhưng nhiều khi một câu nói vô tình cũng rất dễ khiến người khác bị tổn thương chứ không chỉ với người khuyết tật. Xin lỗi ở đây không phải là để làm cho xong chuyện mà tôi nghĩ, với sự chân thành của mình, mọi bất đồng đều có thể được xoa dịu...”.
"Xin lỗi ở đây không phải là để làm  cho  xong chuyện mà tôi nghĩ, với sự chân thành của mình, mọi bất đồng  đều  có thể được xoa dịu...”.Ca sĩ Mỹ Linh chia sẻ.
"Xin lỗi ở đây không phải là để làm cho xong chuyện mà tôi nghĩ, với sự chân thành của mình, mọi bất đồng đều có thể được xoa dịu...”.Ca sĩ Mỹ Linh chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền: Cần có cách ứng xử văn minh với người khuyết tật Chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền cho rằng: Một điều đáng mừng là hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều chương trình, trò chơi và những chính sách quan tâm đến người khuyết tật nói chung. Các trường lớp hướng dẫn cách chăm sóc người khuyết tật cũng được mở nhiều. Điều đó chứng tỏ, xã hội đang có nhiều hình thức quan tâm đến họ, không chỉ ở khía cạnh vật chất mà cả ở góc độ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, nếu như ở nước ngoài, khi lên ô tô hay vào nhà cao tầng đều có phương tiện riêng trợ giúp cho người khuyết tật để họ không có cảm giác bị xa lánh thì ở Việt Nam, hình thức này lại chưa có nhiều. Nhưng điều đáng nói hơn, hiện nay theo bà Lê Thu Hiền đó chính là cách ứng xử với người khuyết tật. Điều đó thuộc về  ý thức của một xã hội chứ không đơn thuần là văn hoá của cá nhân nói riêng. Để thay đổi điều đó cần có một quá trình giáo dục và điều chỉnh. Trong chương trình “Song ca cùng thần tượng” vừa được phát sóng trên VTV3 mà khách mời là ca sĩ Mỹ Linh, một thí sinh là người khuyết tật vì hâm mộ ca sĩ tóc ngắn này đã vượt qua sự tự ti ghi tên tham gia, với mong muốn được một lần đứng chung sân khấu với thần tượng. Và cũng như Nguyễn Sơn Lâm, thí sinh này cũng chỉ dừng lại ở vòng 2. Lúc công bố, ca sĩ Mỹ Linh đã chia buồn bằng cách an ủi, động viên và lên sân khấu ôm thí sinh này đi vào phía sau cánh gà khiến không ít người có mặt xúc động.
Liên quan đến sự việc trong chương trình Vietnam Idol, có khi trong suy nghĩ của ca sĩ Siu Black cũng như nhiều người khác, đó chỉ là câu nói vô tình. Nhưng chính sự vô tình đó cũng phản ánh một điều thuộc về tiềm thức của người đó: Đó là sự chưa thực sự tôn trọng người khuyết tật trong khả năng hiểu biết của mình.

Vậy thì ứng xử với người khuyết tật có khó không? Tôi cho rằng, chỉ cần mình mở lòng ra với họ 1 lần thôi thì họ cũng sung sướng, hạnh phúc gấp 10 lần so với người bình thường. Ngược lại, chỉ cần 1 câu nói vô tình thì họ cũng buồn gấp 10 lần so với người khác. Vì thế, khi ứng xử với người khuyết tật, để tránh cho họ những tổn thương, tốt nhất nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu và chia sẻ đúng mực. - Chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền.
Theo Thanh Hà
GĐXH

Đọc thêm