Mỹ quyết “hạ” Tổng thống Syria Assad

Hôm qua (7/2), lại một cuộc không kích dữ dội xảy ra ở thành phố Homs của Syria sau khi gần 100 dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công một ngày trước đó để cố gắng dập tắt cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, Mỹ đã đóng cửa sứ quán của mình tại Damascus và Tổng thống Barack Obama gia tăng sức ép đối với nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, ngay cả khi các cường quốc thế giới vẫn còn chia rẽ về việc làm thế nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Hôm qua (7/2), lại một cuộc không kích dữ dội xảy ra ở thành phố Homs của Syria sau khi gần 100 dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công một ngày trước đó để cố gắng dập tắt cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, Mỹ đã đóng cửa sứ quán của mình tại Damascus và Tổng thống Barack Obama gia tăng sức ép đối với nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, ngay cả khi các cường quốc thế giới vẫn còn chia rẽ về việc làm thế nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Cuộc không kích ở Baba Amr, Homs hôm 6/2.
Cuộc không kích ở Baba Amr, Homs hôm 6/2.

Theo một nhà hoạt động ở Homs, vụ không kích đã làm mất điện và mọi liên lạc với các khu vực xung quanh bị cắt. Trong khi đó, chính quyền Syria nói rằng, lực lượng quân đội đang đấu tranh chống những kẻ “khủng bố” gây chia rẽ và phá hoại đất nước. Syria, quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo dòng Sunni, từ năm 1970 đã nằm dưới sự cai trị của gia đình Assad vốn có nguồn gốc từ phái thiểu số Alawite, một nhánh của Hồi giáo dòng Shia.

Vụ tấn công hôm qua xảy ra vào đúng ngày Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp Tổng thống Assad tại Damascus và trao đổi các biện pháp để cố gắng chấm dứt cuộc nổi dậy, mặc dù Matxcơva đã phủ quyết nghị quyết chống Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ). Catherine al-Talli, một thành viên cao cấp của phe đối lập trong Hội đồng Quốc gia Syria, nói rằng vụ tấn công Homs có mục đích muốn để cho Matxcơva thấy Tổng thống Assad vẫn đang kiểm soát tình hình và có thể phục vụ cho tới khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2014.

Trong một diễn biến khác liên quan đến Syria, Mỹ đã đóng cửa đại sứ quán của mình tại Damuscus vào ngày 6/2 và Tổng thống Barack Obama vẫn gia tăng sức ép đối với nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, ngay cả khi các cường quốc thế giới còn chia rẽ về việc làm thế nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Washington cũng cho biết sẽ rút tất cả các nhà ngoại giao ra khỏi Syria chỉ hai ngày sau khi các quốc gia phương Tây không đạt được nghị quyết của HĐBA LHQ để buộc ông Assad rời khỏi quyền lực. Quyết định của Mỹ, mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo từ tháng trước, được đưa ra khi Washington và các đồng minh của nước này cố gắng tìm kiếm một chiến lược mới để tập hợp cộng đồng quốc tế gây sức ép đối với Tổng thống Syria Assad.

“Chế độ của ông Assad đang cảm nhận được cái thòng lọng thắt chặt xung quanh mình”, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên NBC News Today hôm 6/2. “Chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực nhiều hơn cho tới khi hy vọng chứng kiến một cuộc chuyển đổi”, Tổng thống Mỹ nói thêm.

Và trong khi đe dọa Damascus rằng sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt và cô lập ngoại giao, ông Obama cũng tuyên bố rõ ràng rằng nước Mỹ không hào hứng với việc can thiệp quân sự giống như chiến dịch đánh bom của NATO giúp lật đổ chính quyền của đại tá Muammar Gaddafi ở Libya hồi năm ngoái. Ông Obama nói: “Không phải mọi tình huống đều cho phép áp dụng biện pháp quân sự như chúng tôi thấy ở Libya. Điều cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi là cố gắng giải quyết vấn đề này mà không cần dựa vào can thiệp quân sự bên ngoài. Và tôi nghĩ điều đó là có thể”.

Tuy nhiên, các lựa chọn ngoại giao của Washington chỉ có giới hạn sau khi Nga và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết tại HĐBA ủng hộ đề xuất của Liên đoàn Ảrập vào cuối tuần trước, vô hiệu hóa hành động của LHQ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cam kết rằng, Washington sẽ làm việc với “các bạn bè của Syria Dân chủ trên thế giới”, nâng cao triển vọng xây dựng một liên minh giúp đỡ phe đối lập với ông Assad. Nhưng bà Clinton không cho biết thêm chi tiết về các quốc gia có thể tham gia liên minh này.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết nước này đã đình chỉ các hoạt động sứ quán và triệu hồi Đại sứ Robert Ford về nước do tình hình an ninh xấu đi. “Chúng tôi, cùng với nhiều phái đoàn ngoại giao khác, đã bày tỏ sự lo ngại về an ninh đối với Chính phủ Syria nhưng chính quyền không đáp lại một cách thỏa đáng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland tuyên bố.

Nuland cho hay ông Ford vẫn giữ cương vị Đại sứ Mỹ tại Syria và có thể vẫn làm việc với nhân viên của mình từ Washington. “Cùng với quan chức cấp cao khác của Mỹ, Đại sứ Ford sẽ duy trì liên lạc với phe đối lập Syria và tiếp tục cố gắng ủng hộ cuộc chuyển giao chính trị hòa bình mà người dân Syria mạnh dạn kiếm tìm”, Nuland nói.

Phúc Lợi (Theo AFP, Reuters)

Đọc thêm