Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp của Pháp Alain Juppe ngày 8/2 đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm theo dõi các mảnh vỡ trong không gian và giúp tránh các vụ va chạm giữa các vệ tinh quan trọng.
Thỏa thuận nói trên kêu gọi Mỹ và Pháp chia sẻ các dữ liệu kỹ thuật và xem xét các tiềm năng đối với "các mạng lưới giám sát vệ tinh kết hợp." Tuy nhiên, thỏa thuận mới chỉ đề cập chung chung, chưa đưa ra các kế hoạch chi tiết.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau lễ ký kết, Bộ trưởng Gates nói rằng: "Với việc ngày càng có nhiều quốc gia có các thiết bị hoạt động trong không gian, sẽ có nguy cơ càng lớn xảy ra các vụ va chạm ngẫu nhiên cũng như các tranh chấp quốc tế. Thỏa thuận này sẽ giúp đảm bảo an toàn và giảm bớt các nguy cơ xảy ra rủi ro, nhận thức sai và sự hiểu lầm."
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết sự hợp tác trong không gian là rất quan trọng do vai trò của các vệ tinh trong cảnh báo thảm họa thiên tai, giám sát khí hậu và định vị chính xác.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Juppes nói rằng thỏa thuận này đánh dấu "một mối quan hệ đối tác tham vọng" và phản ánh "mức độ tin tưởng cao" giữa hai quốc gia.
Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này phản ánh một chính sách an ninh không gian mới của Mỹ, theo đó kêu gọi hình thành một liên minh các đối tác nước ngoài để tiết kiệm chi phí và đối phó với những mối đe dọa có thể đối với các vệ tinh vốn được coi là nền tảng cho vũ khí công nghệ cao của quân đội Mỹ.
Hiện nay quân đội Mỹ và các đồng minh vẫn phụ thuộc nhiều vào các vệ tinh liên lạc viễn thông, định vị toàn cầu (GPS), do thám... Ngày càng có nhiều quan chức cấp cao của Mỹ tỏ ý lo ngại về những mối đe dọa đối với các vệ tinh quan trọng của Mỹ.
Các thiết bị cảm biến và rađa của quân đội Mỹ đã phát hiện được 22.000 mảnh vỡ nhân tạo trong không gian và các chuyên gia dự báo còn có hàng trăm nghìn các mảnh vỡ nhỏ khác. Bên cạnh đó, Mỹ hiện vẫn bảo lưu quyền đáp trả "tự vệ" đối với các cuộc tấn công trong không gian.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau lễ ký kết, Bộ trưởng Gates nói rằng: "Với việc ngày càng có nhiều quốc gia có các thiết bị hoạt động trong không gian, sẽ có nguy cơ càng lớn xảy ra các vụ va chạm ngẫu nhiên cũng như các tranh chấp quốc tế. Thỏa thuận này sẽ giúp đảm bảo an toàn và giảm bớt các nguy cơ xảy ra rủi ro, nhận thức sai và sự hiểu lầm."
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết sự hợp tác trong không gian là rất quan trọng do vai trò của các vệ tinh trong cảnh báo thảm họa thiên tai, giám sát khí hậu và định vị chính xác.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Juppes nói rằng thỏa thuận này đánh dấu "một mối quan hệ đối tác tham vọng" và phản ánh "mức độ tin tưởng cao" giữa hai quốc gia.
Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này phản ánh một chính sách an ninh không gian mới của Mỹ, theo đó kêu gọi hình thành một liên minh các đối tác nước ngoài để tiết kiệm chi phí và đối phó với những mối đe dọa có thể đối với các vệ tinh vốn được coi là nền tảng cho vũ khí công nghệ cao của quân đội Mỹ.
Hiện nay quân đội Mỹ và các đồng minh vẫn phụ thuộc nhiều vào các vệ tinh liên lạc viễn thông, định vị toàn cầu (GPS), do thám... Ngày càng có nhiều quan chức cấp cao của Mỹ tỏ ý lo ngại về những mối đe dọa đối với các vệ tinh quan trọng của Mỹ.
Các thiết bị cảm biến và rađa của quân đội Mỹ đã phát hiện được 22.000 mảnh vỡ nhân tạo trong không gian và các chuyên gia dự báo còn có hàng trăm nghìn các mảnh vỡ nhỏ khác. Bên cạnh đó, Mỹ hiện vẫn bảo lưu quyền đáp trả "tự vệ" đối với các cuộc tấn công trong không gian.
Theo TTXVN/Vietnam+