Nạn phe vé “tàn phá” giới Showbiz

Khi nhu cầu thưởng thức âm nhạc nghệ thuật được nâng cao, các chương trình ca nhạc ngày càng hút khách thì một lực lượng phe vé và bán vé giả cũng ngày càng có cơ hội bành trướng, làm đau đầu những nhà tổ chức sự kiện và các cơ quan quản lý.

[links()] Khi nhu cầu thưởng thức âm nhạc nghệ thuật được nâng cao, các chương trình ca nhạc ngày càng hút khách thì một lực lượng phe vé và bán vé giả cũng ngày càng có cơ hội bành trướng, làm đau đầu những nhà tổ chức sự kiện và các cơ quan quản lý.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

2011- Năm bội thu của showbiz Việt

Có thể nói rằng, năm 2011 là dấu mốc cho sự phát triển chuyên nghiệp của các  sân khấu âm nhạc tại Việt Nam. Chưa có năm nào mà khán giả cả nước được thưởng thức cùng lúc nhiều chương trình có sự xuất hiện của những ngôi sao quốc tế đình đám như Backstreet Boys, West Life, David Archuleta, Super Junior, 2AM và những nghệ sĩ tên tuổi khác như năm nay.

Các sự kiện âm nhạc được đầu tư một cách công phu và làm thỏa lòng người hâm mộ bằng những màn trình diễn đẹp mắt, chất lượng. Ca sĩ nổi tiếng trong nước cũng cống hiến cho thị trường âm nhạc và người yêu nhạc những chương trình mang tính nghệ thuật cao, hấp dẫn và lôi cuốn như Hồng Nhung – Quang Dũng, Thanh Lam, Tùng Dương, Hồ Ngọc Hà, Mỹ Tâm,…

Bởi vậy, công chúng cũng hào phóng hơn khi chi tiêu một khoản tiền lớn cho nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật, văn hóa. Đêm liveshow “Đôi mắt người xưa” của ca sĩ Quang Lê ngày 4/3 vừa qua là một ví dụ. Mặc dù mức giá vé khá cao, nằm trong khoảng từ 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng một vé nhưng số lượng vé phát hành nhanh chóng được bán hết. Thậm chí những tấm vé chợ đen bán với giá 7 triệu đồng vẫn có người săn tìm.

Liveshow của nghệ sĩ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam cũng thu hút được đông đảo khán giả mua vé để tham gia như liveshow Gravity Tour của Westlife đã bán được 17 800 vé còn Backstreet Boys đã tiêu thụ khoảng 50 000 vé ở cả Hà Nội và Hồ Chí Minh. Rõ ràng, lực lượng công chúng sẵn sàng mở hầu bao để tới tham gia một sự kiện âm nhạc đã tăng lên rõ rệt, mở ra những triển vọng trong tương lai cho những nhà tổ chức sự kiện.

Tuy vậy nhưng doanh thu mà các nhà tổ chức các sự kiện thu về vẫn chưa cao, thậm chí là chưa đủ để hòa vốn. Một trong số những lý do khiến các đơn vị tổ chức thất thoát nguồn thu chính bởi nạn phe vé và bán vé giả. Đó vẫn luôn là một bài toán khó giải cho các nhà tổ chức sự kiện.

Phe vé, vé giả, bao giờ kết thúc?

Chuyện những khán giả đến tìm mua vé tại địa điểm tổ chức bị vây kín bởi những tay phe vé đã không còn là hiếm hoi trong thời buổi hiện nay. Với công nghệ tinh vi, những tấm vé giả dễ dàng lọt qua mắt hàng bảo vệ. Chỉ đến khi vào trong không có chỗ ngồi, khán giả mới biết mình đã bị lừa một cách ngoạn mục.

Cái giá phải trả cho những tấm vé giả ấy không chỉ làm phiền lòng người yêu nhạc mà hơn nữa còn là uy tín của các nhà tổ chức chương trình. Chị Khanh- một người đã từng bị mua vé giả trong liveshow Quang Lê tháng 3 vừa qua chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ đi xem ca nhạc. Biết tin Quang Lê về Việt Nam biểu diễn tôi mới quyết tâm đi xem mà vé lại đã bán hết sạch nên đành phải mua vé bán ngòai. Nào ngờ đâu lại thành ra vé giả. Chắc có lẽ đây sẽ là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đi mua vé xem ca nhạc”.

Đồng cảnh ngộ với chị Khanh, 50 khán giả khác đã phải vừa tức giận vừa ngậm ngùi vì mất tiền mà không được xem chương trình bởi vé giả. Mặc dù ban tổ chức chương trình đã cố gắng sắp xếp nhiều địa điểm phân phối bán vé  và sử dụng nhiều biện pháp an ninh, truyền thông khác nhau nhưng nạn phe vé, bán vé giả vẫn hoành hành.

Nếu nhìn một cách khách quan, một trong những lý do mà giới phe vé vẫn có thể “sống” được cho dù đã bị ngăn chặn quyết liệt từ phía các nhà tổ chức đó lại chính là những người mua vé. Tại sao vậy? Cảnh tượng những người hâm mộ phải đứng xếp hàng dài trước cổng bán vé đã không còn xa lạ gì với cộng đồng khi sắp diễn ra một chương trình nghệ thuật lớn. Như Super Show 3 diễn ra vào tháng năm vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, các fan thậm chí đã phải đứng xếp hàng từ 3giờ sáng để có thể có cơ hội gặp gỡ thần tượng.

Liveshow của Backstreet Boys và Westlife cũng ở tình trạng tương tự. Người mua vé phải chờ dài cổ để đợi đến lượt mình mua vé tại các quầy vé chính thức. Nhưng không phải ai cũng có thời gian và kiên nhẫn mà đứng xếp hàng chờ đợi như vậy, nhất là những người đang làm việc văn phòng –  lực lượng công chúng đông đảo có nhu cầu thưởng thức ca nhạc cao. Anh Tiến – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội tâm sự  “Khi có những chương trình thực sự không thể bỏ lỡ như show diễn của Westlife thì mình thường tìm kiếm trên các diễn đàn mạng để mua lại vé dù giá có cao hơn giá vé gốc một chút nhưng bù lại mình đỡ tốn công sức và thời gian đi mua vé trực tiếp”.

Xem ra mua vé phe lại là một biện pháp an toàn cho nhóm đối tượng này mặc dù họ ý thức rõ hơn ai hết những rủi ro mà những tấm vé chợ đen kia mang lại. Khi có cầu thì ắt hẳn sẽ có cung. Các tay phe vé cũng cứ thế mà sinh sôi, phát triển như cỏ dại không gì triệt tiêu hết được.

Con đường nào cho vé thật đến với khán giả?

Để đẩy lùi nạn phe vé và vé giả không có cách nào khác là các nhà tổ chức phải củng cố các kênh phân phối vé để đưa vé tới tận tay công chúng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thưởng thức âm nhạc chính đáng của người yêu nhạc. Gần đây, có một đơn vị đã lên ý tưởng xây dựng một chuyên trang cung cấp và phân phối vé âm nhạc từ các đơn vị tổ chức qua mạng internet.

Dù rằng đây là cách làm không mới nhưng cho đến nay vẫn chưa có một trang website nào giúp công chúng yêu âm nhạc có thể tìm vé những chương trình ca nhạc yêu thích một cách chính thống và an toàn nhất. www.Musicshow.vn là trang web tiên phong kết nối nhà tổ chức với khán giả.

Anh Khương Văn Cường – Giám đốc dự án cho hay “Từ mong muốn đem lại những lợi ích cho người yêu  nhạc, chúng tôi đang cố gắng thực hiện ý tưởng xây dựng một trang web để người yêu nhạc có thể cập nhật các thông tin sự kiện âm nhạc và dễ dàng tìm đặt vé ngay tại nhà. Mặt khác, musicshow.vn giúp cho người sản xuất phát triển một kênh phân phối vé rộng rãi, phổ biến và đáng tin cậy”.

Nếu như trước đây, khán giả phải tìm kiếm vé qua các diễn đàn cá nhân trên mạng, phải mua lại vé với giá cao hơn giá gốc thì giờ khán giả có thể mua vé trực tiếp từ đơn vị tổ chức cung cấp qua hình thức trực tuyến. Như vậy các khán giả vừa an tâm mua được vé thật lại vừa không tốn thời gian và công sức đi mua vé tại quầy.

Tuấn Ngọc

Đọc thêm