Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ HGV ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở (HGƠCS); góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác HGƠCS, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
Giai đoạn 1 (từ năm 2019 đến hết năm 2020), phấn đấu ít nhất 95% tổ HGƠCS được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu HGV theo quy định của Luật HGƠCS; từ 60% - 75% HGV ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ HGƠCS theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ HGƠCS do Bộ Tư pháp ban hành. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của T.Ư, tỷ lệ này là 100%.
Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến hết năm 2022): 100% HGV ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ HGƠCS theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ HGƠCS do Bộ Tư pháp ban hành; ít nhất 90% HGV ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ HGƠCS bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, nghiệp vụ hòa giải.
Từ 80% - 90% HGV ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ HGƠCS theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ HGƠCS do Bộ Tư pháp ban hành; hoàn thành việc thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên phạm vi cả nước.