Nặng nề phiên tòa xử cậu trò tò mò “chuyện người lớn”

Cậu bé khóc nức nở trong vô vọng trước vành móng ngựa, còn cô bé nhỏ thì vẫn vô tư cười đùa, chạy tung tăng với đôi mắt thơ ngây. Còn bậc phụ huynh hai bên gia đình rời phiên tòa cùng những giọt nước mắt...

Câu chuyện trẻ vị thành niên phạm tội “chơi trò người lớn” không còn cá biệt. Nhưng cứ mỗi lần đối diện với những phiên xét xử dạng tội phạm này, cả người dự khán lẫn những người thực thi xét xử đều không khỏi xót xa cho bị hại và... bị cáo.

Cậu bé đến Tòa trong bộ đồng phục học sinh khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng. Cậu bé co rúm bên mẹ của mình, rồi liếc mắt nhìn mọi người xung quanh với ánh mặt sợ sệt.

Trả giá vì “chuyện người lớn”

Khi HĐXX cấp phúc thẩm công bố bản án sơ thẩm, hai bàn tay đan chặt vào nhau, cậu bé cúi đầu đến mức dường như không thể thấp hơn được nữa. Khó khăn lắm, người dự khán mới thấy gương mặt đang tái dần đi của cậu.

dngd
Tranh minh họa

Theo cáo trạng, cách đây 1 năm, cậu bé này chỉ là học sinh lớp 10 tại một tỉnh miền Đông Nam bộ. Một trưa, cậu nằm trên giường đọc truyện thì một bé gái (4 tuổi) ở nhà hàng xóm sang chơi rồi vô tư nhảy lên giường nằm chung. Cậu bé đã cởi áo trùm mặt cô bé lại rồi làm “chuyện người lớn”. Trong khi thực hiện hành vi đồi bại của mình, cabất giác nảy sinh cậu bất giác lo sẽ có người phát hiện ra mình làm chuyện “bậy bạ” nên đã dừng lại...

Chiều cùng ngày, bé gái về nhà kêu đau. Người lớn gặng hỏi, cô bé kể lại chuyện đã xảy ra ở nhà hàng xóm... Mọi việc vỡ lở, gia đình cậu học trò tức tốc đưa con trai đến cơ quan Công an đầu thú. Giám định pháp y cho thấy, nạn nhân chỉ bị xây xát nhẹ...

Tại phiên xử sơ thẩm, Tòa phạt cậu học trò 3 năm tù. Cho rằng mức án này quá nhẹ là quá nhẹ đối với bị cáo, gia đình bị hại kháng cáo đòi tăng án. Gia đình bị cáo xin cho cậu hưởng án treo để tiếp tục được đi học. Gia đình cậu biện hộ, cậu đã nhận thức được hành vi của mình là không đúng nên đã dừng lại và không gây hậu quả nghiêm trọng.

Tâm sự với phóng viên, cậu học trò bật khóc: “Thật sự con muốn được ở nhà để tiếp tục đi học chú ạ, con sợ quá...”.

Nói về đứa con của mình, giọng mẹ bị cáo run rẩy trong nước mắt: “Tôi và cả gia đình thật sự bất ngờ, bàng hoàng và đau lòng khi biết chuyện con của mình làm cái chuyện tày đình này. Tôi sợ con hư nên bắt nó ở nhà suốt chẳng cho đi đâu. Bình thường, nó là đứa con ngoan, chăm học và học cũng rất giỏi. Ấy vậy mà không biết trời xui, đất khiến thế nào mà nó lại ra nông nỗi này...”.

Thua khóc, thắng cũng khóc

Tại phiên tòa phúc thẩm, cả HĐXX và vị đại diện cơ quan công tố đều tỏ ra ái ngại khi phải thực thi xét xử một đứa bé vừa bước qua cái tuổi trẻ con, nhất là khi bị cáo còn đang cắp sách đến trường.

Vị chủ tọa chia sẻ với gia đình bị hại: “Tòa rất hiểu nỗi đau của gia đình bà, nhưng bị cáo còn quá ít tuổi... Ở tuổi đó vẫn còn rất non nớt, hơn nữa bị cáo cũng chưa nhận thức hết được hậu quả mình gây ra. Bà và gia đình hãy cảm thông, thứ tha cho bị cáo”...

Đồng tình, vị đại diện cơ quan công tố cũng phân tích thêm, tuyên phạt mức án cao đối với một học sinh không phải là cách duy nhất để răn đe giáo dục mà có thể tương lai, cuộc đời của một con người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề...

Tuy nhiên, phía gia đình của bị hại vẫn tỏ ra cứng rắn: “Ở quê tôi, chuyện này xảy ra nhiều lắm. Nếu Tòa xử nhẹ thế sẽ không làm gương cho người khác. Tôi vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo!”.

Ở độ tuổi của bị cáo, pháp luật quy định mức án phải chịu bằng một nửa mức án dành cho người lớn. So sánh với các quy định của pháp luật, Tòa quyết định tăng án đối với bị cáo thêm 2 năm nữa là 5 năm tù.

Sau khi án tuyên, hai bức tranh đối lập được “vẽ” ra ngay tại phiên tòa: Cậu bé thì khóc nức nở trong vô vọng trước vành móng ngựa, còn cô bé nhỏ thì vẫn vô tư cười đùa, chạy tung tăng với đôi mắt thơ ngây. Còn bậc phụ huynh hai bên gia đình rời phiên tòa cùng những giọt nước mắt. Một bên khóc vì con em mình không được giảm án, một bên khóc vì dù bị cáo đã bị phạt nặng hơn theo ý nguyện của phía bị hại nhưng dù thế nào thì bé gái cũn đã bị xâm hại...

Trần Phong

Đọc thêm