Ném cầu

Ném cầu thường được tổ chức chơi vào những ngày Tết cổ truyền. Mặc dù, chỉ tổ chức trong phạm vi nhỏ như trong làng, trong xóm nhưng trò chơi ném cầu lại diễn ra sôi nổi và thu hút được nhiều người tham gia. Trò chơi chủ yếu được tổ chức ở sân đình và chỉ tổ chức ở sân chùa vào ngày 14 và ngày rằm tháng Giêng.

Ném cầu thường được tổ chức chơi vào những ngày Tết cổ truyền. Mặc dù, chỉ tổ chức trong phạm vi nhỏ như trong làng, trong xóm nhưng trò chơi ném cầu lại diễn ra sôi nổi và thu hút được nhiều người tham gia. Trò chơi chủ yếu được tổ chức ở sân đình và chỉ tổ chức ở sân chùa vào ngày 14 và ngày rằm tháng Giêng. Nam nữ thanh niên tụ họp nhau ném cầu vừa là trò vui chơi và còn có ý nghĩa sâu sắc hơn là để "bói" hôn nhân. Hai quả cầu dùng để ném vào lồng tre là hai quả chanh hoặc hai quả bưởi non, ngoài bọc một lớp vỏ bện bằng mây, nếu quả cầu được sơn màu xanh thì gọi là âm cầu và sơn màu đỏ trắng gọi là dương cầu. Những người tham gia ném cầu chia làm hai đội, một đội con trai và đội kia là con gái, mỗi bên cử một người làm đội trưởng. Nếu hội chơi được tổ chức ở trước sân chùa thì trước khi chơi hai bên thường quy ước với nhau rằng: "Trong hai đội chơi, nếu ai đã có vợ có chồng mà ném được quả cầu vào trong lồng thì chỉ được thưởng, còn ai chưa có vợ có chồng mà ném cầu trúng vào lồng thì không những được thưởng mà còn có hẹn ước lứa đôi. Nếu ai sai lời sẽ có Trời Phật chứng giám". Giao hẹn xong, trước khi chơi, hai đội cùng nhau hát:

Cầu này là cầu thiên duyên
Đôi ta mà trúng, kết nguyền cùng nhau

Trò vui kéo dài từ sáng đến chiều. Tuy là trò chơi nhưng mỗi lần một cặp trai gái có tình ý mà cùng ném cầu trúng vào lồng thì sẽ trở thành vợ thành chồng và sống với nhau hạnh phúc./.

Ngọc Linh

Đọc thêm