Nên “hút” 10 tỉ USD từ thị trường tự do

Trước diễn biến tỉ giá USD/VND “trượt” khá mạnh thời gian qua, ông Cao Sĩ Kiêm - nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - cảnh báo cần có ngay giải pháp để ổn định VND vì đã đến ngưỡng nhạy cảm, nhằm đề phòng diễn biến xấu hơn
Trước diễn biến tỉ giá USD/VND “trượt” khá mạnh thời gian qua, ông Cao Sĩ Kiêm - nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - cảnh báo cần có ngay giải pháp để ổn định VND vì đã đến ngưỡng nhạy cảm, nhằm đề phòng diễn biến xấu hơn. Trao đổi với báo giới, ông Kiêm cho biết: Giá USD vừa lên khá cao so với VND theo tôi có ba lý do chính. Thứ nhất do cung cầu căng thẳng, người muốn mua USD gặp khó, người bán muốn giữ vì nghĩ giá còn tăng. Người chưa có USD vì thế cũng muốn tìm mua trước khi có nhu cầu thực để phòng giá lên. Lý do thứ hai làm tăng tỉ giá là yếu tố tâm lý và cuối cùng, theo tôi, chính là cách điều hành. Tâm lý muốn ổn định nhưng chưa làm được.Đại biểu Phạm Thị Loan (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Á): Doanh nghiệp thiệt hại rất lớn Tỉ giá thời gian qua biến động quá mạnh, một năm mà biến động, phải thay đổi đến mấy lần, doanh nghiệp thiệt hại rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đã vay nợ bằng USD từ năm 2009, nếu vay 1 tỉ USD, thiệt hại phải trả do tỉ giá điều chỉnh gần ngàn tỉ đồng, quá sức chịu đựng.
Khách hàng giao dịch bằng đồng USD tại Ngân hàng Eximbank, TP.HCM - (Ảnh: Thanh Đạm)
Đến nay, nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng cũng đứng trước nguy cơ lỗ vì tỉ giá điều chỉnh, chi phí nhập thiết bị tăng. Theo tôi, điều hành tỉ giá vừa qua nặng tính chắp vá, thủng đâu vá đó. Doanh nghiệp cần biết cơ chế điều hành minh bạch, có thể tiên liệu để chủ động trong kinh doanh.Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng giảm giá VND là hòa theo xu hướng chung nhằm kích thích xuất khẩu? Tỉ giá ở VN, nếu nhìn rộng ra, cũng nằm trong biến động của thế giới. Hiện nhiều quốc gia như Mỹ, EU đang có dấu hiệu giảm giá đồng tiền của mình để tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm giảm khó khăn trong nước. Các quốc gia lớn đang coi tỉ giá là vũ khí, bắt đầu từ Mỹ, sau đó đã lan sang Brazil, G-20... Ai cũng muốn dìm giá đồng tiền mình xuống. VN không tham gia nhưng bị ảnh hưởng lớn, trước hết là từ phía Trung Quốc. Theo nhận định, phía Trung Quốc giữ giá đồng tiền thấp hơn giá trị thật 25-40%. Tỉ giá của VN cũng phải xử lý để tránh thiệt hại.Việc tỉ giá VND giảm có thể giúp tăng xuất khẩu. Nhưng chúng ta có vẻ đang trong vòng luẩn quẩn khi điều chỉnh tỉ giá được cái nọ nhưng lại hỏng cái kia? Điều chỉnh tỉ giá ở VN phải tính đến giải quyết hài hòa cả ba yếu tố: giảm nhập siêu, tăng xuất khẩu và không ảnh hưởng quá lớn tới những khoản vay bằng USD. Hiện VN đã vay 19-20 tỉ USD. Cái khó của VN là chỉ cần tỉ giá thay đổi một vài trăm đồng thì số nợ phải trả đã tăng lên cả ngàn tỉ. Doanh nghiệp làm ăn mức lãi nào bù cho nổi? Cái này không khéo doanh nghiệp “quỵ” hàng loạt. Giảm giá đồng tiền lợi xuất khẩu nhưng ta lại là nước nhập siêu, thường phải nhập hàng về rồi mới sản xuất nên nếu xử lý tỉ giá không khéo thì giá trong nước sẽ đội lên. Còn nhập siêu, khả năng kéo xuống không đơn giản, ít nhất phải hai kế hoạch 5 năm mới giảm được.Theo ông, điều hành của NHNN vừa qua có kịp thời? Người dân băn khoăn vì tỉ giá trượt thế mà không thấy NHNN có động thái nào càng khiến họ lo?
Ông Cao Sĩ Kiêm - (Ảnh: C.V.K)
Tôi vừa góp ý với NHNN nên có động thái. Như giá vàng, ta nói cho nhập, giá lập tức xuống. Theo tôi, phản ứng của NHNN thời gian qua là chậm. USD nếu căng thẳng, NHNN có thể công bố những đối tượng này đảm bảo đủ USD, và đảm bảo thật sẽ không tạo tâm lý căng thẳng. Nên cố giữ ở mức xung quanh 20.000 đồng/USD để giải quyết các yếu kém nội tại trước. Nếu thả ngay sẽ nguy hiểm.Vậy theo ông, Nhà nước nên có những giải pháp gì để bình ổn tỉ giá? Bởi nếu chỉ áp các biện pháp hành chính sẽ khó có hiệu quả? Theo tôi, USD trôi nổi trên thị trường tự do có thể ở mức tương đương dự trữ ngoại hối của Nhà nước, tức 9-10 tỉ USD. Vấn đề là thu hồi thế nào để nó chảy vào kênh chính thức, giảm căng thẳng. Chúng ta nên có một động tác trọng tâm tạo cung cầu tốt hơn, tức đặt ra yếu tố để có thể mua USD vào nhằm hạn chế tâm lý cần USD, găm giữ. Điều này hoàn toàn có thể làm được nếu ta cho mua bán USD bảo đảm. Tức người bán USD cho anh giá A, thì khi người ta cần mua anh cũng phải đảm bảo mức giá A. Nếu không lo thiệt thì ai găm giữ USD làm gì.Nghĩa là ta phải chấp nhận rủi ro cho ngân sách? Nhà nước sẽ phải bù nếu tỉ giá thay đổi thêm? Các cơ quan điều hành cần có tầm nhìn xa hơn, tránh tâm lý sợ thiệt hại. Nếu ta cứ giữ cách làm cũ, có thể anh không thiệt hại khi tỉ giá thay đổi nhưng cái mất chung có thể còn cao hơn. Nên nhớ rằng nếu anh không chấp nhận gỡ rủi ro cho doanh nghiệp thì chi phí khắc phục, để “cấp cứu” có thể cực lớn. Cứ nói doanh nghiệp phải bán thì có thể anh thu được một lần, còn những lần sau người ta sẽ có cách ứng phó. Doanh nghiệp cần sự công bằng. Đặc biệt, phải công khai tất cả cơ chế điều hành, lộ trình tỉ giá để doanh nghiệp yên tâm, tránh găm giữ, tranh mua tranh bán. Ngân hàng nào căng thẳng ngoại tệ thì phải bơm kịp thời.  Phải xử lý ngay nếu phát hiện sai phạm trong tỉ giá. Nếu xử lý hết các yếu tố trên mà vẫn căng thẳng, theo tôi, cần tính đến điều hành giảm tỉ giá VND vì đồng tiền của ta vẫn cao hơn giá thực.
Theo Cầm Văn Kình
Tuổi Trẻ

Đọc thêm