Đi bụi là một chiêu “lợi hại” mà một số thiếu nữ đã sử dụng như một thứ “vũ khí” để đòi yêu sách, tỏ thái độ phản kháng hoặc làm “phép thử” khi cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, hoặc muốn tạo áp lực để thỏa mãn một nhu cầu nào đó và cũng có thể ra đi chỉ muốn cha mẹ nhận ra sự tồn tại của mình, quan tâm đến mình hơn. Và rồi, có không ít thiếu nữ đi bụi đã phải gánh hậu quả…
Đi bụi là một chiêu “lợi hại” mà một số thiếu nữ đã sử dụng như một thứ “vũ khí” để đòi yêu sách, tỏ thái độ phản kháng hoặc làm “phép thử” khi cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, hoặc muốn tạo áp lực để thỏa mãn một nhu cầu nào đó và cũng có thể ra đi chỉ muốn cha mẹ nhận ra sự tồn tại của mình, quan tâm đến mình hơn. Và rồi, có không ít thiếu nữ đi bụi đã phải gánh hậu quả…
|
Vết trượt dài của My sói cũng bắt đầu từ những lần |
Sẩy nhà… mất đời thiếu nữ
Theo hồ sơ vụ án, ngày 2/9/2011, H.T.V (sinh năm 1996) rủ em họ tên A. (SN 1998, cùng ngụ quận 9) bỏ nhà đi sống lang thang tại khu vực TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đến khuya ngày 9/9, chị em V. gặp và đi nhậu chung với nhóm thanh niên mới quen gồm: Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Chí T. (SN 1994, ngụ TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) và Trần Văn Thuận (SN 1993, quê Bà Rịa-Vũng Tàu). Rạng sáng 10/9, sau khi nhậu say 3 đối tượng trên rủ 2 chị em về nhà nghỉ Hoàng Anh ở phường Tân Phú, quận 9 ngủ. Trong đêm đó, Hoàng và T. đã thực hiện hành vi giao cấu với V.
Trước đó, cũng xảy ra một vụ thiếu nữ bị hiếp dâm khi bỏ nhà đi bụi. Bị mẹ mắng chửi, cháu P. (SN 1994), trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội bỏ nhà đi bụi với bạn chat. Nhưng ngay trong đêm đó, cháu P. đã bị người bạn mới quen giở trò đồi bại...
Sự việc nhanh chóng được CAP Bưởi, quận Tây Hồ làm rõ khi sáng 20/2/2008, chị L. ở quận Tây Hồ đến công an trình báo về việc con gái mình đã bỏ nhà cùng đối tượng tên Thắng, quê ở Hà Tây - bạn của cháu P. quen nhau qua chat. Ngày hôm sau, cháu P. cùng mẹ tới trụ sở CAP Bưởi thông báo việc P. bị Thắng hiếp dâm. Ngay sau khi nhận được nguồn tin, chỉ huy phường đã lên kế hoạch cho các trinh sát nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc.
Qua công tác rà soát, phân loại đối tượng, “yêu râu xanh” Kiều Đình Thắng (SN 1986), trú tại xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Tây đã được mời lên trụ sở CAP. Tại cơ quan công an, Thắng khai nhận, 6 tháng trước Thắng có quen cháu P. qua mạng Internet. Chiều 19-2, Thắng rủ cháu P cùng một người bạn ra Công viên Nghĩa Đô thuộc địa bàn quận Cầu Giấy chơi.
Tại đây, cháu P. đã kể cho Thắng nghe việc vừa bị mẹ mắng chửi và đang rất buồn chán. Nghe xong thông tin này, Thắng rủ cháu P. về khu nhà trọ của người bạn tên Tuấn ở huyện Từ Liêm, Hà Nội. Không kiềm chế được ham muốn, tên này nhanh chóng thực hiện hành vi đồi bại với cháu P trong khi cô bé giãy giụa, kêu khóc.
Nẻo đường nào trở về?
Bỏ nhà đi bụi, bị hiếp dâm mới chỉ là đoạn đầu của “chặng đường đau khổ” mà các thiếu nữ nông nổi phải chịu. Bởi sau khi vụ việc sáng tỏ, không ít em có cảm giác xấu hổ và không vượt qua sự hoảng loạn, mặc cảm, tự ti, buồn tủi, bối rối, sợ hãi. Một số em cảm thấy hổ thẹn vì cách cư xử của mình; hoặc bởi thái độ dò xét, tò mò của những người xung quanh.
Sau một thời gian xa nhà, khi trở về, các em sẽ phải học trong một lớp mới, môi trường mới, các em phải thích ứng và làm quen lại từ đầu. Không ít em bị bạn bè trêu chọc và được coi như những thành phần cá biệt. Có gia đình đã không chịu nổi “cú sốc” này đã chì chiết, mắng chửi và đánh đập con khiến cho các cô bé càng thêm tủi hổ, mặc cảm. Không khí gia đình ngày càng ngột ngạt. Và nếu những căng thẳng, những tâm lý hoang mang, hoảng loạn bị đè nén của các em không được giải quyết triệt để thì các em có thể có những hành vi tiêu cực khác.
Nghiên cứu về tình tình thiếu nữ bỏ nhà đi bụi bị lạm dụng tình dục cho thấy, khi con “bị nạn” trở về, hơn ai hết, bố mẹ là người động viên, đưa con đi khám và ổn định sức khỏe, tâm lý. Qua thời gian, dần phân tích con hiểu những sai lầm của con vừa qua.
Những cạm bẫy, tệ nạn xã hội luôn rình rập khi con bỏ nhà ra đi. Ngoài ra, gia đình cố gắng hiểu thông cảm cho con cái của mình, việc các em rời bỏ gia đình nó là quyết định trong chốc lát, các em rời bỏ gia đình vì muốn thoát khỏi sự căng thẳng, giận dữ, lo lắng … không có nghĩa là các em không cần đến sự yêu thường, che chở của người thân.
Ngược lại, đó là thời điểm các em cảm thấy bị tổn thương, yếu đuối, các em cần có thấu hiểu, bao dung của gia đình. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất giận dữ về việc con mình đã bỏ đi, trong trường hợp này, hãy nói cho trẻ biết những cảm xúc mà họ đã có. Nhưng không nên coi đó là một tội lỗi để mắng nhiếc, sỉ nhục đưa ra trong những lần giận dữ. Bố mẹ cần giúp trẻ nhận trách nhiệm, những sai lầm về cách mà trẻ đã làm; hướng trẻ đến một cách ứng xử khác tích cực hơn…
Mỗi một tổ ấm gia đình cần có kỹ năng chăm sóc, vun đắp hạnh phúc mỗi ngày, trong đó các cặp vợ chồng khi giải quyết những mối bất hoà với nhau nên đặt đứa con của mình làm “trung tâm”. Để từ đó có lực chọn những cách hành xử sao cho đứa trẻ không cảm thấy tổn thương, không mất lòng tin ở cha mẹ và không muốn rời bỏ tổ ấm của mình ra đi. Chỉ có khi đó, những bậc phụ huynh ấy mới thực sự là lá chắn cho con mình và cũng là cách để bảo vệ con em trước những thảm họa, cạm bẫy xã hội đang rình rập…
Bảo Châu