Nét thời sự kinh điển trong Ngày Sân khấu Quốc tế

“Nghệ thuật là trang phục của dân tộc”. Câu cách ngôn của văn hào Pháp nổi tiếng Honoré de Balzac gắn bó nhiều hơn cả với nghệ thuật sân khấu, vốn hội tụ trong nó tất cả những yếu tố nghệ thuật.

“Nghệ thuật là trang phục của dân tộc”. Câu cách ngôn của văn hào Pháp nổi tiếng Honoré de Balzac gắn bó nhiều hơn cả với nghệ thuật sân khấu, vốn hội tụ trong nó tất cả những yếu tố nghệ thuật. Trong ngày 27 tháng Ba – Ngày Sân khấu Quốc tế, tại Matxcơva khai mạc Liên hoan thường niên của giải thưởng sân khấu quốc gia “Mặt nạ vàng” – một cách thức để phô trương “những phục trang sưu tú nhất” của mùa nghệ thuật.

Khởi động chính thức của “Mặt nạ vàng” được tiến hành vào thời điểm khi nhiều “vận động viên marathon sân khấu” đã tiến ra đường chạy, một số khác thậm chí đã “xuất phát”, tức là vào tháng Hai. Nhưng cho đến trung tuần tháng Tư, chờ đón khán giả vẫn là chương trình dày đặc, hứa hẹn vô số ấn tượng dồi dào. “Mặt nạ vàng” là cuộc trình diến tầm cỡ nhất, bao trùm đa số các khu vực của đất nước Nga. Trong số các thành viên tham gia, từ lâu đã hiện diện cả “trang phục dân tộc” của các đại diện nghệ thuật sân khấu đến từ nước ngoài. Chẳng hạn, trong năm nay, góp mặt với người Nga có các đồng nghiệp từ Balan, Latvia, Canada, Armenya, Ukraina, Bỉ và Pháp.

Về việc này, thành viên ban Giám khảo, nhà phê bình sân khấu Marina Davydova có ý kiến như sau:

“Toàn bộ lịch sử “Mặt nạ vàng” đều ghi dấu nhân lên và rộng mở. Thoạt đầu đó là chương trình thi của Matxcơva. Sau đó Liên hoan có qui mô toàn Nga, tiếp đến những nhà tổ chức nhận thấy rằng ngoài nhà hát kịch còn tồn tại cả opera và bale, cũng như vũ đạo hiện đại… Có cả những biểu hiện của đời sống sân khấu mà không thuộc vào một phân ngành nào kể trên, thế là người ta lập thêm loại hình là “Thể nghiệm”. Sau đó, “Mặt nạ vàng” bắt đầu hoạch định chương trình đặc biệt. Kết quả là có thể hoàn thiện chính xác một tổng hòa thăng hoa của sân khấu Nga và cho thấy diện mạo hết sức đa dạng của nghệ thuật nhà hát Nga, có khả năng đáp ứng bất kỳ thị hiếu nào, cả của lớp khán giả truyền thống lẫn những người hâm mộ sân khấu tiền phong, cũng như các fan của phong trào “kịch nghệ mới” đang phát triển rất mạnh. Ở mỗi phương hướng đều có những môn đệ, chuyên gia biện hộ và người hâm mộ của mình”.

Theo quan điểm của Chủ tịch “Mặt nạ vàng”, diễn viên Nga lừng danh Georgi Taratorkin, Liên hoan phô trương không chỉ sự gia tăng bề rộng về phương hướng và hình thức sân khấu, mà còn cả sự đan xen gắn kết nội tại thú vị của nó.

Nghệ sĩ Georgi Taratorkin nhận xét: “Đang có sự mở rộng khuôn khổ các thể loại. Rất thú vị khi cả trong kịch nghệ lẫn nhà hát nhạc đều có những vở thể hiện chỗ nối kết các loại hình. Đôi khi đó là những phát hiện và khai mở rất hay”.

Trong số những “phát hiện” như vậy, chẳng hạn có vở kịch nhan đề “Didona và Enei” – vũ bale trên nền opera của vũ đạo gia người Mỹ nổi tiếng Mark Morris. Còn thêm một tác phẩm nữa, là của Nga, đó là vở kịch “Ksenia. Câu chuyện tình yêu”. Vở này có sự dàn dựng của đạo diễn hàng đầu Valery Phokin từ Nhà hát Aleksandrin St-Peterburg, được thực hiện theo thể loại chủ đề “đường đời của thánh nhân”, nhưng không mang tính giáo huấn đạo đức mà thiên về tâm lý cá thể. Cả hai vở kịch đều đã được phô diễn ngoài chương trình thi.

Tuy nhiên dù sao chăng nữa thì trước hết “Mặt nạ vàng” cũng là cuộc thi tài, mà là cuộc thi rất sáng giá. Tham gia vào Liên hoan này có 50 vở kịch. Điều thú vị là tuyệt đại đa số các tiết mục thi đều dựa trên cơ sở những tác gia kinh điển – Shakespeare và Griboedov, Dostoevski và Tennessee Williams, Gogol và Solzhenitsyn, Mozart và Puccini, Verdi và Legrand. Vì thế “Mặt nạ vàng” hôm nay đang hội tụ các nhân vật trong số những kinh điển gia được cách tân. Và phần lớn họ đều là biểu hiện khẳng định cho chân lý nghệ thuật sân khấu Nga: tính kinh điển xuyên suốt hiện rõ hình bóng qua “trang phục dân tộc” ở nước Nga.

Theo Đài TNNN/ Mekongnet

Đọc thêm