Lúc này, chỉ còn hơn 150 ngày là tới Đại lễ nghìn năm. Đại diện nhóm thách thưởng 100 tỷ đồng cho Cty Keangnam - Vina (cách đây 1 năm rưỡi) tiếp tục cho rằng “lời hứa Keangnam đưa ra sẽ hoàn thành tòa nhà trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long là hoàn toàn không thể thực hiện được”.
Điều này có nghĩa, nếu nhận lời thách 100 tỷ đồng của các cựu chiến binh trước kia, chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sắp mất 100 tỷ đồng?
Và điều này cũng có nghĩa rằng nhóm cựu chiến binh đưa ra lời thách kia không những đã không phải thưởng Keangnam 100 tỷ đồng, mà còn mất cả cơ hội chi 10 tỷ đồng mời tất cả những người quan tâm ăn mừng nếu Keangnam vẫn hoàn tất tòa nhà kịp Đại lễ!
100 tỷ đồng hoặc một lời xin lỗi
Giờ đây ngẫm lại, nhiều người cho rằng chủ đầu tư Keangnam Hanoi Landmark Tower nhanh chóng thay đổi ý kiến, không ký kết nhận thưởng là “khôn”. Đó là khi còn chưa có tới 6 người mất mạng tại công trường Keangnam giữa Thủ đô như tình hình sai phạm khiến doanh nghiệp này vừa tổn hại uy tín, vừa bị phạt tới 235 triệu đồng những ngày qua!
Nhiều người còn nhớ, trong thư gửi một số cơ quan ngôn luận ngày 14/11/2008 (sau khi nhóm tác giả thư ngỏ đưa ra “lời thách trị giá 100 tỷ đồng” nếu Keangnam hoàn tất công trình trước ngày lễ lớn), phía công ty này từng tuyên bố sẵn sàng ký kết với một số điều kiện: đặt cọc đảm bảo cho việc thực hiện cam kết; mời lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và UBND TP Hà Nội chứng kiến; tặng hoàn toàn 100 tỉ đồng (nếu "được cuộc") vào các quỹ từ thiện...
Điều này có nghĩa, nếu nhận lời thách 100 tỷ đồng của các cựu chiến binh trước kia, chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sắp mất 100 tỷ đồng?
Và điều này cũng có nghĩa rằng nhóm cựu chiến binh đưa ra lời thách kia không những đã không phải thưởng Keangnam 100 tỷ đồng, mà còn mất cả cơ hội chi 10 tỷ đồng mời tất cả những người quan tâm ăn mừng nếu Keangnam vẫn hoàn tất tòa nhà kịp Đại lễ!
100 tỷ đồng hoặc một lời xin lỗi
Giờ đây ngẫm lại, nhiều người cho rằng chủ đầu tư Keangnam Hanoi Landmark Tower nhanh chóng thay đổi ý kiến, không ký kết nhận thưởng là “khôn”. Đó là khi còn chưa có tới 6 người mất mạng tại công trường Keangnam giữa Thủ đô như tình hình sai phạm khiến doanh nghiệp này vừa tổn hại uy tín, vừa bị phạt tới 235 triệu đồng những ngày qua!
Nhiều người còn nhớ, trong thư gửi một số cơ quan ngôn luận ngày 14/11/2008 (sau khi nhóm tác giả thư ngỏ đưa ra “lời thách trị giá 100 tỷ đồng” nếu Keangnam hoàn tất công trình trước ngày lễ lớn), phía công ty này từng tuyên bố sẵn sàng ký kết với một số điều kiện: đặt cọc đảm bảo cho việc thực hiện cam kết; mời lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và UBND TP Hà Nội chứng kiến; tặng hoàn toàn 100 tỉ đồng (nếu "được cuộc") vào các quỹ từ thiện...
Nhóm cựu chiến binh đưa ra thách thưởng có mặt tại cuộc gặp chính thức với lãnh đạo Keangnam-Vina ngày 18/11/2008 (Ảnh: O.M) |
Thế nhưng, khi gặp chính thức nhóm cựu chiến binh chiều 18/11/2009, Chủ tịch Keangnam-Vina cùng một số trợ lý, luật sư và phiên dịch đã "điều chỉnh" lại một cách cơ bản thái độ của họ.
Ông Ha Jong Suk - Chủ tịch Keangnam-Vina cho rằng việc ký kết này trái với pháp luật Việt Nam. Vị này nói: "Trước sau chúng tôi vẫn khẳng định sẽ hoàn thành đúng tiến độ tuyên bố (hoàn thành phần thô cả 3 khối nhà và sân vườn, tiểu cảnh đúng dịp 10/10/2010), điều này dựa vào kinh nghiệm xây dựng của chúng tôi tại nhiều nước trên thế giới tuy mới là lần đầu xây dựng nhà ở tại Việt Nam”.
Rồi vị Chủ tịch thêm: “Nhân dân Thủ đô có thể tin tưởng và theo dõi việc làm của chúng tôi. Còn việc ký kết này, tôi cho rằng nó trái với pháp luật Việt Nam. Chúng tôi khuyến cáo các tác giả thư ngỏ kia làm gì cũng cần đúng pháp luật, đồng thời phải xin lỗi Keangnam về những gì họ nói chưa đúng về chúng tôi".
Song, cả người phát ngôn và lãnh đạo Báo Cựu chiến binh Việt Nam đồng khẳng định trong các phát biểu của họ, rằng đây không phải cá cược hay thách đố, mà là tặng thưởng.
"Nhóm tác giả cũng như tòa báo chúng tôi rất quan tâm đến công trình lớn - niềm tự hào của Thủ đô này, nên với tâm huyết muốn thúc đẩy cho công trình hoàn thành kịp tiến độ, nhóm đã thông qua báo công khai đề nghị được thưởng 100 tỉ đồng - cũng như nhiều hoạt động xây dựng của các cá nhân, tập thể khác trên khắp đất nước cũng thường được thưởng tiến độ vậy!" - Tổng Biên tập Báo Cựu chiến binh Trần Nhung cho hay.
Còn cựu nhà báo Nhân Dân – Đỗ Quảng tuyên bố: "Nếu Keangnam cảm thấy không thể đáp ứng nổi thì cứ nói ra, kèm theo một lời xin lỗi toàn thể nhân dân, công chức Thủ đô! Chuyện thưởng - phạt có thể không diễn ra nữa nhưng nếu Keangnam vẫn cố gắng hoàn thành đúng tiến độ tòa nhà, chúng tôi vẫn chi 10 tỉ đồng để tất cả những người trong ngoài cuộc quan tâm cùng ăn mừng thành công này của Keangnam, cũng là của Thủ đô".
Thách, đố, cược, thưởng - chỉ là cách nói
Trao đổi với báo giới vừa qua, Đại tá Trần Nhung tiếp tục khẳng định: “Ngay bây giờ, so với thời điểm thách thưởng vẫn còn 5 tháng nữa song công trình vẫn đang dở dang và xảy ra rất nhiều sai phạm, việc hoàn thành trong 5 tháng là điều không tưởng”.
Không ký – đã được xem là “khôn”, song Keangnam - Vina còn được những người hiểu chuyện đánh giá “khôn hơn nữa” bởi sự rút nhanh vào tháng 11/2008 khỏi sự thách thưởng đó còn để tránh nổ một cuộc tranh cãi chắc to hơn, nan giải hơn về việc “hoàn thành” nghĩa là thế nào?! Hoàn thành chỉ là xong phần thô của mấy khối nhà hay hoàn thành là phải hoàn thiện đến từng chi tiết nội, ngoại thất, sân vườn, tiểu cảnh? Theo đại diện nhóm thách thưởng, lời cam kết mà Keangnam đưa ra (ở đây được hiểu là với Thành phố Hà Nội, về việc sẽ hoàn thành công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long) chỉ là lời hứa suông để nhận được những ưu đãi trong việc xây dựng tòa nhà. Nhóm tác giả của “lời thách trị giá 100 tỷ” này cũng như nhiều người dân đã nhận ra sự “suông” ấy và vì không có quyền thực hiện các mệnh lệnh hành chính, họ đã nảy ý định thưởng - phạt, hay có thể nói một cách dân gian là thách, cá, đố, cược… hoặc cam kết, thi đua, khen thưởng. Dù nói cách nào thì như phát biểu của Đại tá Trần Nhung – điều họ đã đạt được là cảnh báo chủ đầu tư phải có trách nhiệm hơn với công trình mà họ nhận thực hiện, trách nhiệm hơn với những hứa hẹn của mình, nhất là công trình đó lại được gắn với ngày lễ trọng “nghìn năm có một” của Thủ đô. Nếu như lãnh đạo Hà Nội chính là chủ thể đưa ra những thưởng - phạt có giá trị như vậy đối với các công trình đầy ý nghĩa trên địa bàn, sẵn sàng ưu đãi các doanh nghiệp thực hiện công trình chào mừng lễ lớn nhưng cũng “thẳng tay” phạt gấp nhiều lần nếu doanh nghiệp chỉ “nhận rất nhiều, xây chẳng được bao nhiêu”… thì chắc rằng đã bớt được kha khá những chuyện cười ra nước mắt quanh Đại lễ như thế! Càng gần đến ngày trọng đại, càng nhiều công trình kỷ niệm nghìn năm tự “rơi rớt” hoặc bị đưa ra khỏi danh sách. Lúc công bố thì hoành tráng, lúc lỡ hẹn thì âm thầm. Nếu không nhầm, chưa công trình, chủ đầu tư nào bị phạt vì cái sự chậm đó cả!? Và cũng vì chẳng ai phạt ai, quân hồi vô phèng - nhiều người đang đón đợi xem liệu có bao nhiêu công trình nhận ưu ái, hỗ trợ rồi sẽ thực sự hoàn thành (theo đúng nghĩa của từ này) trong khoảng thời gian 150 ngày nữa?
Theo Ong Mi
Khoa học Đời sống online
Khoa học Đời sống online