Nga có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt “BAM-2”

Ở Nga có thể xuất hiện tuyến đường sắt mới –một nhánh từ tuyến đường sắt nổi tiếng Baikal-Amur (thường quen thuộc với tên gọi tắt là BAM). Hiện nay, hành trình này không đủ sức bảo đảm vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa. Nếu không cải thiện tuyến đường sắt này thì khó lòng bảo đảm sự phát triển thành công của khu vực Đông Sibiri và Viễn Đông thuộc Liên bang Nga.

Ở Nga có thể xuất hiện tuyến đường sắt mới –một nhánh từ tuyến đường sắt nổi tiếng Baikal-Amur (thường quen thuộc với tên gọi tắt là BAM). Hiện nay, hành trình này không đủ sức bảo đảm vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa. Nếu không cải thiện tuyến đường sắt này thì khó lòng bảo đảm sự phát triển thành công của khu vực Đông Sibiri và Viễn Đông thuộc Liên bang Nga.

BAM-2-413

Cùng với tuyến đường sắt xuyên Sibiri, BAM là hành trình đường sắt quan trọng nhất nối liền nước Nga với các hải cảng trên bờ Thái Bình Dương. Hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Nga trải qua giai đoạn khủng hoảng, thì số hàng vận chuyển đã giảm hẳn. Còn hiện nay, tuyến đường sắt BAM dường như đang tái sinh lần thứ hai. Như dự định, đến năm 2030, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên BAM sẽ tăng gấp 2-3 lần. Vì thế, các chuyên viên đang chuẩn bị tái thiết cơ sở này. Trên thực tế ở đây nói về việc xây dựng một tuyến đường mới.

Mời các bạn nghe ý kiến của ông Viktor Ishaev, đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga ở khu vực Viễn Đông: “Cần phải xây dựng một nhánh mới của tuyến đường sắt Baikal-Amur. Ngoài ra, cần phải mở rộng cơ sở hạ tầng, tức là phát triển ngành năng lượng, sử dụng đầu máy xe lửa chạy điện. Vùng này sẽ phát triển theo cách thức mới về nguyên tắc. Hiện nay, chúng tôi đang xem xét kế hoạch phát triển BAM trong khuôn khổ Chương trình chung về phát triển đồng bộ các vùng lãnh thổ mà tuyến đường sắt này chạy qua”.

Chủ tịch hãng “Các tuyến đường sắt Nga” Vladimir Yakunin nhấn mạnh rằng, việc xây dựng “BAM-2” là đề án quốc gia. Theo chương trình dài hạn này, trong khu vực sẽ xây dựng một nhánh đường sắt, hệ thống đường phụ dẫn đến các mỏ tài nguyên cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của các thành phố cảng.

Ông Vladimir Yakunin nhận định: “ Theo tính toán sơ bộ, cần phải chi khoảng chừng 400 triệu rúp (theo mức giá năm 2008) cho kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của BAM. Không thể nào trì hoãn thêm nữa việc triển khai thực hiện đề án. Giả sử cứ tiếp tục dẫm chân tại chỗ, thì ắt sẽ kìm hãm sự phát triển của các cơ sở sản xuất trong khu vực. Ở đây nói không chỉ riêng các cơ sở khai thác khoáng sản, tức là than, gỗ, hay kim loại đen, mà còn cả về những xí nghiệp thuộc ngành chế biến”.

BAM là một trong những tuyến đường sắt dài nhất thế giới. Trên hành trình dài hơn 4.500 km, tuyến đường sắt này vượt qua 11 con sông lớn. Tuyến BAM có tổng cộng 2.230 cây cầu bắc qua nhiều dòng sông lớn nhỏ. Hành trình được đánh dấu bằng 200 nhà ga ở trên 60 điểm dân cư.

Theo Đài TNNN/ Mekongnet

Đọc thêm