Nga có thể gia nhập OECD sau khi là thành viên WTO

Nga có thể gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2012. Trong thời gian ở thăm Matxcơva, Tổng thư ký OECD Angel Gurria nhận định rằng, trong năm tới, Hội đồng điều hành của tổ chức này có kế hoạch tổ chức cuộc gặp với phái đoàn Nga.
Nga có thể gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2012. Trong thời gian ở thăm Matxcơva, Tổng thư ký OECD Angel Gurria nhận định rằng, trong năm tới, Hội đồng điều hành của tổ chức này có kế hoạch tổ chức cuộc gặp với phái đoàn Nga. Nhưng, trước đó, các tiểu ban OECD sẽ phân tích tình hình kinh tế Nga. Hội đồng sẽ thông qua quyết định trên cơ sở báo cáo của các chuyên viên.


Năm 2007 đã thông qua “bản đồ lộ trình” Nga gia nhập Công ước về thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Trong thành phần OECD có 34 quốc gia với các cơ chế dân chủ phát triển và nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là thúc đẩy các chính sách cải thiện nền kinh tế xã hội, tìm cách giải quyết các vấn đề kinh tế. Tại cuộc gặp với Tổng thư ký OECD, Tổng thống Dmitry Medvedev đã nhấn mạnh rằng, trong 15 năm qua kể từ khi Nga đặt ra mục tiêu gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, hai bên đã thiết lập cuộc đối thoại cụ thể và thường xuyên tổ chức các cuộc gặp song phương. Trong khuôn khổ cuộc đối thoại, ông Angel Gurria đến thăm Matxcơva để tham gia Hội nghị bàn tròn tại Trường Kinh tế cao cấp. Phát biểu tại Hội nghị, ông Gurria khẳng định rằng, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn khôi phục hậu khủng hoảng. Tổng thư ký OECD hoan nghênh các biện pháp của Nga trong cuộc đấu tranh chống lạm phát.

Ông Angel Gurria nói: “Ở Nga mức nợ công tương đối thấp, thâm hụt trong ngân sách không cao. Nga có triển vọng tốt trong cuộc đấu tranh chống lạm phát. Khác với các quốc gia có mức nợ cao, tình hình tài chính của Nga khá thuận lợi. Mặt khác, Nga vấp phải một số vấn đề tiêu biểu của thời kỳ hậu khủng hoảng”.

Trong số đó có vấn đề cải thiện môi trường đầu tư và đấu tranh chống tham nhũng.  Do tham nhũng, GDP của Nga bị thiếu hụt hàng tỷ rúp.Theo ý kiến của Tổng thư ký OECD, Nga cần phải giảm mức độ lệ thuộc vào ngành khai thác và xuất khẩu nhiên liệu hydrocarbon, đồng thời nâng cao năng xuất lao động. Để giải quyết nhiệm vụ này cần phải sớm hiện đại hóa kinh tế. Nga đang triệt để thực hiện chính sách này. Nhưng, trước hết cần phải thu hút đầu tư. Để có như vậy phải tạo môi trường thuận lợi cho giới đầu tư. Mới đây, Tổng thống Nga đã nói về 10 biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Chẳng hạn, bộ trưởng và quan chức cao cấp cần ra khỏi các tập đoàn nhà nước. Qúa trình đã bắt đầu. Bằng cách này giảm sự can thiệp của nhà nước vào qúa trình quản lý kinh tế. Mà đó là một nguyên tắc quan trọng của nền kinh tế vĩ mô do OECD đề xuất”.

Cuộc đối thoại giữa Nga và OECD sẽ tiếp tục. Ông Angel Gurria nhấn mạnh rằng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế rất quan tâm đến sự tham gia của Nga. Và không thể khác được vì Nga  chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, trong danh sách các quốc gia hàng đầu sản xuất các loại  sản phẩm công nghiệp khác nhau.

Theo
Mekongnet.ru

Đọc thêm