Nga - Mỹ đàm phán về vũ khí hạt nhân

Ngày 18-3, với sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Mátxcơva, Mỹ và Nga bắt đầu các cuộc đối thoại về việc kiểm soát vũ khí hạt nhân cùng những vấn đề an ninh khác.   

Ngày 18-3, với sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Mátxcơva, Mỹ và Nga bắt đầu các cuộc đối thoại về việc kiểm soát vũ khí hạt nhân cùng những vấn đề an ninh khác. 

Ngoại trưởng Hillary Clinyton đến sân bay Vnukovo ở Mátxcơva. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Hillary Clinyton đến sân bay Vnukovo ở Mátxcơva. Ảnh: AP 

Theo AP, kiểm soát vũ khí hạt nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Mỹ và Nga được cho là sắp tiến đến một thỏa thuận Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (còn gọi là START), nhằm thay thế hiệp ước cũ đã hết hạn từ cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, trợ lý Ngoại giao Mỹ William Burns nói rằng, chuyến công du của bà Clinton với cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng Sergei Lavrov vào ngày 18-3 và Tổng thống Dmitry Medvedev ngày 19-3 là cơ hội quan trọng để thực hiện các đối thoại về vũ khí hạt nhân, nhưng không có nghĩa là thỏa thuận này sắp đạt được. Theo ông Burns, không thể ước tính được phải mất thời gian bao lâu để giải quyết các vấn đề này.

Còn AFP cho rằng, tiến trình về một hiệp ước hạt nhân mới sẽ là minh chứng cho thấy hai ông chủ Điện Kremlin và Nhà Trắng thành công trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia sau giai đoạn bão tố dưới thời cựu Tổng thống G.W.Bush. Ông Barack Obama và Dmitry Medvedev đã đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận mới vào cuối năm 2009 để giảm kho dự trữ vũ khí hạt nhân với thống nhất rằng mỗi bên sẽ cắt giảm từ 1.500 – 1.675 vũ khí. Song, các cuộc đàm phán bị bế tắc ở Gevena (Thụy Sĩ) vì những khác biệt lớn. Trong khi đó, theo báo chí Nga, hai Tổng thống sẽ ký một thỏa thuận cuối cùng trước khi Mỹ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân từ ngày 12 đến 13-4. 

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng trong sứ mệnh lần này của bà Clinton là thúc đẩy quan hệ Israel - Palestine trong lúc căng thẳng gia tăng khi Tel Aviv xúc tiến mở rộng khu tái định cư dành cho người Do Thái. Tham gia đối thoại lần này có đặc sứ Mỹ về hòa bình Trung Đông, ông George Mitchell, cùng các nhà ngoại giao Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc.

Baroness Catherine Ashton, Giám đốc chính sách ngoại giao mới của EU, cũng sẽ đến dải Gaza. Bà Clinton gọi kế hoạch xây dựng 1.600 ngôi nhà cho người Do Thái ở Đông Jerusalem là sự xúc phạm và “dấu hiệu phủ nhận sâu sắc” đối với tiến trình hòa bình. Không những thế, bà còn đặt nghi vấn về sự nhìn nhận của Israel trong quan hệ với Mỹ. Các nhà quan sát cho rằng, nỗ lực thúc đẩy hòa bình Trung Đông của bà Clinton sẽ khó đạt được khi cả Israel và Palestine đều không có những động thái nhượng bộ và chấp nhận sự hòa giải của quốc tế.

PHÚC NGUYÊN

Đọc thêm