Nga phóng 3 vệ tinh định vị GLASS trong tháng 9

Một tên lửa đẩy Proton-M mang 3 vệ tinh định vị Glonass-M sẽ được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào ngày 2 tháng 9, cơ quan không gian vũ trụ Nga thông báo hôm thứ Sáu (30/7).

Một tên lửa đẩy Proton-M mang 3 vệ tinh định vị Glonass-M sẽ được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào ngày 2 tháng 9, cơ quan không gian vũ trụ Nga thông báo hôm thứ Sáu (30/7).

“Hiện nay, công tác chuẩn bị cho một trong ba vệ tinh Glonass-M đang được hoàn tất tại trung tâm vũ trụ Baikonur”, cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roskosmos cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi đó, vào cuối tháng 8, hai vệ tinh định vị Glonass-M khác sẽ được chuẩn bị sẵn sàng cho vụ phóng.

Glonass - Hệ thống Vệ tinh Định vị toàn cầu - là vệ tinh tương tự như Hệ thống Định vị toàn cầu của Mỹ, hay còn gọi là GPS, và được thiết kế sử dụng cho cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Cả hai hệ thống vệ tinh này (Glonass và GPS) đều cho phép người dùng có thể xác định vị trí của họ với độ chính xác trong vòng vài mét.

Được biết, hiện Nga sở hữu tổng số 22 vệ tinh Glonass trong quỹ đạo, nhưng chỉ có 16 trong số 22 vệ tinh đang hoạt động. Vậy mà, hệ thống Glonass yêu cầu phải có 18 vệ tinh hoạt động để phục vụ cho dịch vụ định vị liên tục bao phủ toàn bộ lãnh thổ của Nga, và ít nhất là 24 vệ tinh hoạt động để cung cấp dịch vụ định vị trên phạm vi toàn cầu.

Mô tả ảnh.

Tên lửa đẩy Proton-M sẽ phóng vào 02/9/2010

Trong một diễn biến có liên quan, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga hôm thứ Năm (03/6) cho biết, Nga sẽ phóng thử nghiệm tàu vũ trụ có người điều khiển mới từ Trung tâm phóng tàu vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào năm 2015. “Cạnh tranh để phát triển tàu vũ trụ có người điều khiển mới đang tiến triển thuận lợi, vì vậy chúng tôi đảm bảo sẽ tiến hành phóng thử nghiệm tàu vũ trụ đầu tiên vào năm 2015”, Alexei Krasnov phát biểu.

Được biết, tàu vũ trụ 6 chỗ ngồi thế hệ mới đang được phát triển tại hãng sản xuất tàu vũ trụ Nga, Tập đoàn Vũ trụ và Tên lửa Energia. Mẫu thiết kế sơ bộ ban đầu đã được trình với  Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).

Theo vitinfo.com.vn

Đọc thêm