Ngẫu hứng phán xử

Trong thực tiễn tư pháp, việc các cấp phán xử khác nhau có phán quyết khác nhau về cùng vụ việc vốn không phải chuyện hiếm. Nhưng chuyện toà án cấp trên xét xử vụ việc theo phương diện khác so với toà cấp dưới trong cùng vụ việc để rồi đi tới phán quyết khác nhau không thể nói là chuyện bình thường. Như chuyện mới đây ở bang Bavaria của nước Đức.

Trong thực tiễn tư pháp, việc các cấp phán xử khác nhau có phán quyết khác nhau về cùng vụ việc vốn không phải chuyện hiếm. Nhưng chuyện toà án cấp trên xét xử vụ việc theo phương diện khác so với toà cấp dưới trong cùng vụ việc để rồi đi tới phán quyết khác nhau không thể nói là chuyện bình thường. Như chuyện mới đây ở bang Bavaria của nước Đức.

Chuyện là thế này: Năm 1990, một nghệ sỹ ở thành phố Munich, thủ phủ bang Bavaria,  sử dụng hai thanh khoai tây rán xếp vuông nhau để làm mẫu đúc ra tác phẩm nghệ thuật chữ thập khoai tây rán bằng vàng, gửi trưng bày trong một nhà trưng bày nghệ thuật. Suốt 22 năm qua, chẳng có ai mua tác phẩm nghệ thuật đó. 

Nghệ sỹ này buộc phải đưa nó về cất giữ và đòi luôn cả hai thanh khoai tây rán làm nguyên mẫu năm nào. Sau 22 năm, không biết vì lý do gì mà hai thanh khoai tây rán đó giờ không còn tồn tại. Anh ta kiện người chủ nhà trưng bày với lý do hai thanh khoai tây rán ấy là tác phẩm nghệ thuật vì đã làm nguyên mẫu cho tác phẩm nghệ thuật khác. Toà án đã bác bỏ khiếu kiện của người nghệ sỹ, cho rằng lập luận của anh ta không thuyết phục.

Toà án cấp cao hơn lại xử buộc người chủ nhà trưng bày phải bồi thường 2000 Euro cho hai thanh khoai tây rán 22 năm tuổi kia. Toà này không phán xử về phương diện chúng có phải là tác phẩm nghệ thuật hay không, mà chúng có giá trị kinh tế hay không.

Bằng chứng được toà này đưa ra để đi tới kết luận đó là có vợ chồng người quen anh chàng nghệ sỹ kia tuyên bố sẵn sàng bỏ ra 2500 Euro để mua lại hai thanh khoai tây rán nói trên. Quan điểm của toà này là "cái có giá trị là cái mà có người sẵn sàng trả giá để mua nó về". Giá trị của tác phẩm nghệ thuật chẳng phải cũng được định nghĩa như vậy hay sao?

Xét xử trước toà án là quá trình tìm đến sự thật và khôi phục sự công bằng, phát quang ánh sáng của công lý và hoá giải những mối bất hoà giữa con người với nhau trong xã hội. Cùng vị việc mà phán xử theo cách khác nhau để đưa đến những phán xử khác nhau như thế không thể không tạo ấn tượng là sự thật không chỉ có một, công lý không chỉ duy nhất mà nếu như thế thì đâu có khác gì các toà tự vả vào mặt nhau.

Câu chuyện này khiến dư luận và công chúng không thể không tự đặt câu hỏi phải chăng có toà tự cho mình cái quyền xét xử theo ngẫu hứng hay chẳng còn việc gì để làm nên mới xét xử kiểu như vậy?

Thiên Lang

Đọc thêm