Ngày mới ở làng cách mạng Ma Rãh

Làng Ma Rãh, xã K’Dang, huyện Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai trước đây là vùng căn cứ cách mạng nên bị địch theo dõi sát sao. Toàn bộ người dân đều một lòng đi theo cách mạng để chống lại địch, đấu tranh với những kẻ xấu. Nhân lực đầu tư cho chiến tranh, con em ít được đi học, do vậy tất cả dân làng đều rơi vào cảnh đói nghèo triền miên. 

Làng Ma Rãh, xã K’Dang, huyện Đắc Đoa (Gia Lai) thời kỳ kháng chiến là căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh, nơi đã nuôi giấu biết bao chiến sĩ cách mạng. Hôm nay, làng có 64 hộ gia đình với 322 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào dân tộc Ba Nah sinh sống. Kể từ năm 1997 đến nay, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, sự đoàn kết vươn lên giúp đỡ nhau làm ăn của bà con nên trong làng không còn hộ nghèo, bình quân thu nhập của mỗi hộ gia đình hàng tháng  từ 12 đến 15 triệu đồng. 
Làng Ma Rãh, xã K’Dang, huyện Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai trước đây là vùng căn cứ cách mạng nên bị địch theo dõi sát sao. Toàn bộ người dân đều một lòng đi theo cách mạng để chống lại địch, đấu tranh với những kẻ xấu. Nhân lực đầu tư cho chiến tranh, con em ít được đi học, do vậy tất cả dân làng đều rơi vào cảnh đói nghèo triền miên. 
Nhà Rông - nơi sinh hoạt văn hóa của làng đã được làm mới khang trang
Nhà Rông - nơi sinh hoạt văn hóa của làng đã được làm mới khang trang
Sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, bà con trong làng đã bắt tay xây dựng đời sống kinh tế. Bên cạnh đó, được Nhà nước cho vay vốn sản xuất, được học hỏi, trao đổi về kỹ thuật để làm lúa nước, trồng cà phê, bời lời, cao su tiểu điền nên đời sống đã nâng lên rõ rệt. Già làng Đinh Ao trước đây là Bí thư đảng ủy xã K’Dang, huyện Đắc Đoa, năm nay đã 78 tuổi, 48 năm tuổi Đảng, cho biết:
 “ Lúc đầu giải phóng là khó khăn lắm. Dân đói, bởi vì địch gom dân trong ấp không làm lụng gì hết. Cho nên  sau ngày giải phóng là tiếp tục phải  lãnh đạo thanh niên, nhân dân tiếp tục sản xuất khai hoang, cải tạo đất xấu, đề nghị kỹ thuật cấp trên phải xuống để  hướng dẫn nhân dân làm. Dần dần đến bây giờ 35 năm giải phóng, đến năm  2010 , dân tự nguyện tự giác làm cà phê được nhiều. Nhất là năm nay trong làng mình làm được 85 ha cao su tiểu điền bắt đầu cạo mủ rồi”
Anh Đinh Chinh, năm nay mới 24 tuổi, xây dựng gia đình năm 2005, được bố mẹ chia cho 2 ha cao su, 1 ha cà phê. Ngày mới của anh Chinh bắt đầu bằng việc ra vườn cao su cạo mủ, khi trời nắng đẹp thì đi cạo cỏ vườn cây và phụ làm cà phê cùng với vợ. Có thu nhập, Đinh Chinh đã xây nhà mới khang trang, mua sắm ti vi, tủ lạnh, xe gắn máy để phục vụ cho cuộc sống gia đình. Hiện thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình cũng được 12 triệu đồng. Số tiền trên được tích cóp vừa trả ngân hàng cả lãi và gốc, vừa mua phân bón để tái đầu tư sản xuất. Cà phê, cao su tiểu điền mới thu hoạch được hơn 4 tháng nay, nhưng gia đình anh đã gom trả nợ được ngân hàng gần hết. Ngoài làm giàu cho gia đình, anh Chinh còn giúp đỡ các gia đình trẻ khác về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao.  
Cây cao su đang đứng chân trên đất làng đã mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Cây cao su đang đứng chân trên đất làng đã mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Phấn khởi trước sự đổi thay của gia đình và người dân trong làng, anh Đinh Chinh, hồ hởi chia sẻ: “Khi chưa lập gia đình thì sống chung với nhà đông anh em, nghèo lắm. Giờ thì chủ trương của Nhà nước làm cao su cũng đỡ . Ngày ngày thì sáng đi cạo mủ, trời đẹp thì đi cạo cỏ, rồi trưa thì  phụ làm cà phê. Thu nhập cũng tạm ổn, có xe, ti vi, nhà cũng được xây. Mình cũng được phương tiện đi khỏe. Trước kia đi bộ đâu đó cũng khó, ngay cả xe đạp cũng không có. Giờ có chiếc xe thì đi đây kia có lợi ích cho mình hơn. Nhờ vào Nhà nước giúp đỡ cho mỗi nhà vay 30 mấy triệu làm đông xuân, cà phê, cao su. Mong muốn sao phát huy trong làng mình càng ngày càng giàu đẹp”.
Anh Đinh Rớp 50 tuổi có hai con trai, một con gái. Trước đây gia đình anh có 16 ha đất, nhưng vẫn đối mặt với đói nghèo. Kể từ khi được cán bộ nông nghiệp về hướng dẫn cách trồng cấy, gia đình đã mạnh dạn vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng trồng cao su tiểu điền và bời lời.
Hơn một năm trồng bời lời thấy hiệu quả thấp, anh đã phá bỏ để trồng 7 ha cà phê. Khi các con lập gia đình và ra ở riêng anh chia cho mỗi con 2 ha cao su và 2 ha cà phê. Năm ngoái thu nhập của gia đình cũng đạt gần trăm triệu. Vừa nói chuyện, Đinh Rớp vừa thoăn thoắt đưa tay cuốc xới gốc cà phê để chuẩn bị bón phân, anh Rớp cho biết:  Trước đây khổ lắm, mẹ cha không biết làm gì để đất không mà. Bây giờ Nhà nước cho mình trồng cà phê, trồng cao su, xe công nông có, xe hon đa có rồi. Phấn khởi chứ, Nhà nước cho đầu tư mua phân làm đông xuân, làm cà phê, làm cao su. Cảm ơn nhà nước cho đầu tư phân, cho tiền, kỹ thuật cho mình để mình tự làm ở nhà”
 10 năm qua, cả làng Ma Rãh không có hộ gia đình nào sinh con thứ 3. Có thu nhập, nhưng chỉ khi trong làng có chuyện vui hay buồn mọi người mới cùng nhau ngồi uống rượu và chia sẻ cách làm ăn để cùng nhau làm giàu. Theo báo cáo của UBND xã K’Dang thì 64 hộ gia đình ở làng Ma Rãh đã có tới 20 hộ gửi ngân hàng với số tiền mỗi hộ lên đến hàng trăm triệu đồng. Năm ngoái, có kẻ xấu xúi dục, một thanh niên trong làng theo đạo Hà Mòn đã bị dân làng và gia đình yêu cầu ký cam kết không theo đạo Hà Mòn và đuổi ra khỏi làng. Giờ bất cứ có người lạ vào làng đều bị người dân trong làng theo dõi và báo với chính quyền. Theo ông Đinh Sưn, trưởng thôn Ma Rãh thì việc này do dân làng tự đặt ra để theo dõi và tẩy chay những kẻ xấu vào gây ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng. 
Vào làng Ma Rãh giữa buổi, cả làng vắng teo, người già thì đi chăn bò, thanh niên trai tráng ra vườn làm cà phê, cao su, tất cả trẻ em đến trường học con chữ. Người dân làng Ma Rãh hôm nay đã thực sự vươn mình thức dậy cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước. Đó cũng là một việc làm thiết thực, cụ thể trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” của đồng bào Ba Nah nơi đây./
Ngọc Anh

Đọc thêm