Nghề người mẫu body painting: Lắm thị phi

Không như những người mẫu diễn trên sàn catwalk, nghề người mẫu bodypaintinh (vẽ trên cơ thể người) nhiều nhọc nhằn và lắm thị phi. Chính vì thế, đã có rất nhiều người vừa bước chân vào đã vội vã… bỏ đi.
Không như những người mẫu diễn trên sàn catwalk, nghề người mẫu bodypaintinh (vẽ trên cơ thể người) nhiều nhọc nhằn và lắm thị phi. Chính vì thế, đã có rất nhiều người vừa bước chân vào đã vội vã… bỏ đi. Những thứ được cho là táo bạo trong nghệ thuật khi xuất hiện bao giờ cũng chịu một sức ép vô cùng lớn từ phía những người coi trọng nghệ thuật truyền thống. Đó là lý do nhiều người mẫu đã không thể trụ lâu với nghề. Những điều ngần ngại Nổi tiếng trong giới người mẫu body painitng hiếm hoi là Hoài Thương nhưng giờ đây cô cũng thôi không còn làm mẫu nữa. “Có lẽ do vấp phải nhiều áp lực quá nên Hoài Thương cũng đã quyết định không làm nữa”, họa sĩ Ngô Lực cho biết. Theo vị họa sĩ này, sau một vài dự án body painting của anh ra đời, có nhiều người mẫu, thậm chí là nhiều cô gái không phải là người mẫu cũng tìm đến anh, tự nguyện làm mẫu cho anh vẽ nhưng khi vẽ xong, chính các cô gái đó không cho phép họa sĩ được đăng tải hình ảnh của mình. “Họ chỉ giữ gìn những bức ảnh đẹp đó làm kỷ niệm mà không dám công bố vì sợ áp lực từ gia đình và dư luận. Ngay bản thân tôi khi vẽ body paitning cũng bị một vài cô gái tẩy chay”.
Người mẫu Hoài Thương “lạc” giữa ma-nơ-canh.
"Body painting được biết bắt nguồn từ tục hóa trang sao cho giống các loài thú để khi đi săn bắn được dễ dàng hơn và sau này phát triển thành nghệ thuật. Dù thế nào thì môn nghệ thuật này không nằm ngoài mục đích tôn vinh vẻ đẹp của con người. Có lẽ chính vì thế mà nó có sức mạnh vượt thời gian. Nhưng, sự cản trở của môn nghệ thuật này không phải vì tay nghề họa sĩ kém mà chính là người mẫu, “Nếu không có người mẫu, chúng tôi không thể có tác phẩm body painting”, họa sĩ Ngô Lực nói. Bao giờ thôi định kiến? Việc một người mẫu khỏa thân hoàn toàn để họa sĩ có thể vẽ lên mình là một điều khó được chấp nhận ở Việt Nam. “Cứ nghe đến khỏa thân là người ta đã giãy nảy lên, không cần biết đến lí do, mục đích của người nghệ sĩ, lẽ sống của một người mẫu. Số người mẫu ít ỏi trong giới khỏa thân cho body painting dù xuất hiện vài lần, cũng chỉ là dè dặt thể thôi, không dám hết mình cho nó”, một người mẫu xin giấu tên, chia sẻ. Chính sức ép của xã hội đối với bất cứ môn nghệ thuật liên quan đến việc khỏa thân khiến cho những người hoạt động trong giới này gặp vô vàn khó khăn. Không có ai muốn làm người mẫu, không có người thực sự muốn thưởng thức body painting mà chịu khó bỏ qua định kiến về cơ thể người, ít họa sỹ dám dấn thân vào con đường nghệ thuật vốn chưa làm đã biết đầy gian khổ. “Do khó khăn trong việc tìm người mẫu và mua màu vẽ nên tôi hầu như đành chỉ vẽ trên ma-nơ-canh. Màu vẽ phải mua ở nước ngoài và rất đắt. Cả về màu sắc và dụng cụ, chúng ta đều thiếu nên việc body painting của Việt Nam không được bằng bạn bè là điều dễ hiểu”, họa sĩ Ngô Lực cho biết. Dù biết rằng việc khiến công chúng chấp nhận tác phẩm của mình là một phần công việc của nghệ sĩ, song nếu không có một xã hội sẵn sàng mở lòng đón nhận cái mới thì nghệ sĩ đã bị bớt đi nhiều nguồn khích lệ đáng ra phải là rất lớn. Những người đi trước có thể thất bại, bị cho là “dở người” nhưng về xu hướng tất yếu lâu dài, họ chính là những viên gạch đầu tiên khiến cho nền móng của một tượng đài trở nên đẹp đẽ. Cũng như nhà phê bình văn học PGS.TS Đỗ Lai Thúy luôn nói: “Những người đi trước luôn đáng được trân trọng, có thể họ đã phải hi sinh để cho một điều gì mới mẻ thực sự được ra đời”.
Theo Thùy Ninh
Đất Việt

Đọc thêm