(LĐ online) - Đẹp lão, nhỏ bé, quắc thước, mắt sáng, tóc bạc – ông hàng ngày vẫn làm một công việc suốt 70 năm nay, tại một ngôi nhà có tuổi gần 100 năm nhưng dường như cũng không hề thay đổi, trên một con phố thuộc loại sầm uất và lâu đời nhất của thành phố Đà Lạt. Đó là ông Hồ Út – 92 tuổi, thợ đóng giày trên đường Phan Đình Phùng.
Từ cuộc sống đến tư duy người thợ
Tết Tây, một người đàn ông trung niên từ chiếc xe ôtô biển số 52Y… bước vào nhà ông Hồ Út, vui vẻ hỏi: “Khỏe luôn chứ bác! Giờ này còn bán giày không?” – “Còn chứ, quanh năm mà! Cậu muốn mua giày hả?”. Người khách gật đầu nhìn quanh. Ông già ngắm nghía vị khách rồi cũng xăng xái. Vài phút sau, cả chủ và khách mỗi người đều lấy được một đôi giày. Khách xỏ giày – “Hơi rộng”. “Cậu đi đôi này mới vừa”… “Vừa y kin”. “Mấy chục năm đóng giày rồi mà cậu”. Người khách còn mua thêm một đôi săngdan. Anh cho biết, đã đi nhiều hiệu giày, kể cả giày thời trang và các hiệu Trung Quốc, Hàn Quốc… nhưng giày ở cửa hiệu ông Hồ Út là hợp với anh hơn, cả về kiểu dáng lẫn sự sang trọng cần thiết. Bởi vậy, dù chỉ có mấy ngày du lịch ở Đà Lạt, anh vẫn tranh thủ đi sắm một đôi giày ở hiệu Hồ Út mà anh quen dùng nhiều năm nay…
Tiệm giày Hồ Út chưa được 10 mét vuông, nằm lọt thỏm tại số 115 đường Phan Đình Phùng. Đây là con đường lớn và lâu đời ở trung tâm thành phố, nên mật độ nhà ở vào loại đông nhất Đà Lạt. Trước kia, trên đường toàn là nhà ván, nhưng nay, từ đầu đường đến cuối đường hầu như đều đã xây dựng lại, lên tầng, với các cửa hiệu, khách sạn, nhà hàng khang trang, hiện đại… Gọi là tiệm, nhưng tiệm giày Hồ Út vừa là cửa hàng, vừa là nơi trưng bày, vừa là xưởng sản xuất. Thời gian ông làm ra một đôi giày bằng người ta làm mười mấy đôi theo dạng thủ công, còn sản xuất công nghiệp thì không thể so sánh được. Và cũng vì thế, dù gần như cả cuộc đời làm nghề giày và nổi tiếng với nghề, ông vẫn nghèo, rất nghèo.
Hiện, gia đình ông – ba thế hệ ông – cháu, cha – con, dâu – rể 8 người, định cư trong một ngôi nhà ván 40 mét vuông. Ông cho biết thêm, nhà này trước mướn của Nhà nước, sau được hóa giá mua hết 75 triệu. Ban ngày, ông mở cửa hiệu, cùng con trai và con rể hành nghề, khách lai rai, mỗi ngày bán vài đôi giày là nhiều, có hôm chẳng có ai mua. Buổi chiều, tiệm giày của ông đông đúc hơn, bởi có thêm nhiều người khách đến ăn bánh căn do con gái ông bán. Có khi đông khách, phải kê bàn vào tận trong tiệm giày. Lúc trời mưa thì tiệm giày nhường chỗ cho tiệm bánh căn. Cuộc sống của gia đình ông cứ lặng lẽ trôi đi như thế…
Được hỏi, tại sao không mở rộng kinh doanh, sản xuất giày? Anh Hồ Mỹ - con ông bảo không có vốn. Nhưng khi chúng tôi gợi ý về việc đem căn nhà đi thế chấp, hoặc liên doanh, liên kết để xây dựng lại căn nhà, vừa có chỗ ở rộng rãi lại có mặt bằng kinh doanh? Anh cũng không giấu giếm cho biết, nhà quá đông người, ông Hồ Út nay đã già, còn con cái mỗi người mỗi ý, nếu mang nhà đi thế chấp, làm ăn không hiệu quả… hoặc bán nhà, hoặc liên doanh – liên kết… lỡ có chuyện gì…
Thế là với cách nghĩ và cách làm đó, dù đã truyền nghề cho rất nhiều người có nghề nghiệp vững vàng, dù được vinh danh là nghệ nhân trong nghề giày của thành phố Đà Lạt…, ông vẫn ngày ngày với cây kim, sợi chỉ, búa, đinh… tỉ mỉ làm từng công đoạn của một người thợ giày bình thường… Anh con trai, dù giữ ý định theo nghề giày, dù muốn mở rộng quy mô cửa hàng, mong muốn phát triển nghề hơn, nhưng hiện tại, anh vẫn là cậu học trò của chính cha mình và cũng không dám mạo hiểm...
Sống trọn với nghề
Ông Hồ Út kể chuyện, ba ông là thợ vàng, ông học nghề làm vàng của cha cùng với anh trai. Có lần, ông bị người anh đánh đau quá, ông bỏ đi học nghề thợ máy, rồi thầy dữ quá, bỏ - đi học nghề thợ giày. Học suốt 3 năm được 3 đồng, thầy cũng rất khắt khe, ông cứ bị đánh hoài cho đến khi lành nghề...
Lúc đó, ông còn là một cậu thiếu niên. “17 tuổi đến Đà Lạt làm công cho người ta một tháng 30 đồng, ăn cơm tháng 4 đồng, ở nhà trọ mất mấy đồng...”. Đà Lạt hồi đó rất lạnh, người ít, nhà ít, chỉ toàn rừng thông với đồng rau và những đám quỳ hoang... Ông lập gia đình với một cô gái bán rau người Đà Lạt và cùng vợ nuôi đến 8 người con khôn lớn, và mở ra tiệm giày Hồ Út này.
Có thể coi đây là tiệm giày lâu đời nhất ở Đà Lạt. Sáng sáng, lúc ấy tiệm còn chưa mở cửa, ông Hồ Út hay đứng trong khoảnh sân nhỏ xíu trước nhà, lúc thì trầm ngâm ngắm trời ngắm đất, lúc gù gù mấy con chim trong lồng, có lúc ông chỉ chắp tay sau lưng đi tới đi lui… Nhưng thỉnh thoảng ông cũng làm người khác ngỡ ngàng trong bộ đồ tây – áo sơmi carô ngắn tay đóng thùng rất bảnh bao, phong độ, không thể nhận ra là ông đã ở cái tuổi quá 90.
Khách hàng của ông thường là khách quen, khách từ Sài Gòn đến Hà Nội, từ người trung niên đến thanh niên. Ông không những giữ được nét truyền thống của loại giày tây từ xưa nay, mà còn tạo ra các kiểu cho phù hợp với thời hiện đại. Tuy nhiên, phá cách để có đôi giày thời trang như thanh niên trẻ hoặc ca sĩ bây giờ hay sử dụng thì ông không chịu – “nó làm hỏng phong cách của giày tây”. Đặc biệt, kỹ thuật từ đo, cắt đến dán, may, gò… đều rất cẩn thận, tỉ mỉ và hoàn toàn làm thủ công. Vì thế, đôi giày từ tiệm Hồ Út rất đĩnh đạc, sang trọng, bền, đẹp, uy tín…
Khi chúng tôi đến để lấy hình cho bài viết của mình, có một cặp trẻ đang chọn giày cưới. Cô gái khoe, ba thường đi giày mua ở đây, nên bảo đến chọn vì đẹp và rất ôm chân. Chàng trai vừa thử giày vừa bẽn lẽn cho biết, hồi nào đến giờ toàn mang giày thể thao và giày thời trang. Giờ đi giày hộp nhìn không quen, nhưng cảm thấy rất thoải mái, vừa vặn…
Gần cả đời mình, ông gắn bó với nghề đóng giày, giữ ấn tượng với bao người và làm thoải mái bao đôi chân. Nhưng tuổi của ông, cái tuổi tròm trèm một trăm ấy, được chứng kiến gần như trọn vẹn sự đổi thay của thành phố Đà Lạt hơn 100 tuổi trong quá trình phát triển, bây giờ thậm chí có thể coi ông là nhân chứng sống hiếm hoi của lịch sử Đà Lạt, đáng ra phải được nghỉ ngơi, dưỡng già hoặc chỉ vui đùa với con cháu – vẫn lặng lẽ với công việc quen thuộc của mình. Đã có những bài báo, những chương trình truyền hình về ông; ông cũng được vinh danh là nghệ nhân đóng giày… Nhưng với ông, cái được từ nghề là những người tiêu dùng, những người chọn ông để nâng đỡ đôi chân của họ, giúp họ cảm giác vững vàng và thoải mái mỗi bước đi.
Từ cuộc sống đến tư duy người thợ
Tết Tây, một người đàn ông trung niên từ chiếc xe ôtô biển số 52Y… bước vào nhà ông Hồ Út, vui vẻ hỏi: “Khỏe luôn chứ bác! Giờ này còn bán giày không?” – “Còn chứ, quanh năm mà! Cậu muốn mua giày hả?”. Người khách gật đầu nhìn quanh. Ông già ngắm nghía vị khách rồi cũng xăng xái. Vài phút sau, cả chủ và khách mỗi người đều lấy được một đôi giày. Khách xỏ giày – “Hơi rộng”. “Cậu đi đôi này mới vừa”… “Vừa y kin”. “Mấy chục năm đóng giày rồi mà cậu”. Người khách còn mua thêm một đôi săngdan. Anh cho biết, đã đi nhiều hiệu giày, kể cả giày thời trang và các hiệu Trung Quốc, Hàn Quốc… nhưng giày ở cửa hiệu ông Hồ Út là hợp với anh hơn, cả về kiểu dáng lẫn sự sang trọng cần thiết. Bởi vậy, dù chỉ có mấy ngày du lịch ở Đà Lạt, anh vẫn tranh thủ đi sắm một đôi giày ở hiệu Hồ Út mà anh quen dùng nhiều năm nay…
|
Ông Hồ Út đang “kiểm tra” công việc của anh con rể. |
Hiện, gia đình ông – ba thế hệ ông – cháu, cha – con, dâu – rể 8 người, định cư trong một ngôi nhà ván 40 mét vuông. Ông cho biết thêm, nhà này trước mướn của Nhà nước, sau được hóa giá mua hết 75 triệu. Ban ngày, ông mở cửa hiệu, cùng con trai và con rể hành nghề, khách lai rai, mỗi ngày bán vài đôi giày là nhiều, có hôm chẳng có ai mua. Buổi chiều, tiệm giày của ông đông đúc hơn, bởi có thêm nhiều người khách đến ăn bánh căn do con gái ông bán. Có khi đông khách, phải kê bàn vào tận trong tiệm giày. Lúc trời mưa thì tiệm giày nhường chỗ cho tiệm bánh căn. Cuộc sống của gia đình ông cứ lặng lẽ trôi đi như thế…
Được hỏi, tại sao không mở rộng kinh doanh, sản xuất giày? Anh Hồ Mỹ - con ông bảo không có vốn. Nhưng khi chúng tôi gợi ý về việc đem căn nhà đi thế chấp, hoặc liên doanh, liên kết để xây dựng lại căn nhà, vừa có chỗ ở rộng rãi lại có mặt bằng kinh doanh? Anh cũng không giấu giếm cho biết, nhà quá đông người, ông Hồ Út nay đã già, còn con cái mỗi người mỗi ý, nếu mang nhà đi thế chấp, làm ăn không hiệu quả… hoặc bán nhà, hoặc liên doanh – liên kết… lỡ có chuyện gì…
Thế là với cách nghĩ và cách làm đó, dù đã truyền nghề cho rất nhiều người có nghề nghiệp vững vàng, dù được vinh danh là nghệ nhân trong nghề giày của thành phố Đà Lạt…, ông vẫn ngày ngày với cây kim, sợi chỉ, búa, đinh… tỉ mỉ làm từng công đoạn của một người thợ giày bình thường… Anh con trai, dù giữ ý định theo nghề giày, dù muốn mở rộng quy mô cửa hàng, mong muốn phát triển nghề hơn, nhưng hiện tại, anh vẫn là cậu học trò của chính cha mình và cũng không dám mạo hiểm...
Sống trọn với nghề
Ông Hồ Út kể chuyện, ba ông là thợ vàng, ông học nghề làm vàng của cha cùng với anh trai. Có lần, ông bị người anh đánh đau quá, ông bỏ đi học nghề thợ máy, rồi thầy dữ quá, bỏ - đi học nghề thợ giày. Học suốt 3 năm được 3 đồng, thầy cũng rất khắt khe, ông cứ bị đánh hoài cho đến khi lành nghề...
Lúc đó, ông còn là một cậu thiếu niên. “17 tuổi đến Đà Lạt làm công cho người ta một tháng 30 đồng, ăn cơm tháng 4 đồng, ở nhà trọ mất mấy đồng...”. Đà Lạt hồi đó rất lạnh, người ít, nhà ít, chỉ toàn rừng thông với đồng rau và những đám quỳ hoang... Ông lập gia đình với một cô gái bán rau người Đà Lạt và cùng vợ nuôi đến 8 người con khôn lớn, và mở ra tiệm giày Hồ Út này.
Có thể coi đây là tiệm giày lâu đời nhất ở Đà Lạt. Sáng sáng, lúc ấy tiệm còn chưa mở cửa, ông Hồ Út hay đứng trong khoảnh sân nhỏ xíu trước nhà, lúc thì trầm ngâm ngắm trời ngắm đất, lúc gù gù mấy con chim trong lồng, có lúc ông chỉ chắp tay sau lưng đi tới đi lui… Nhưng thỉnh thoảng ông cũng làm người khác ngỡ ngàng trong bộ đồ tây – áo sơmi carô ngắn tay đóng thùng rất bảnh bao, phong độ, không thể nhận ra là ông đã ở cái tuổi quá 90.
Khách hàng của ông thường là khách quen, khách từ Sài Gòn đến Hà Nội, từ người trung niên đến thanh niên. Ông không những giữ được nét truyền thống của loại giày tây từ xưa nay, mà còn tạo ra các kiểu cho phù hợp với thời hiện đại. Tuy nhiên, phá cách để có đôi giày thời trang như thanh niên trẻ hoặc ca sĩ bây giờ hay sử dụng thì ông không chịu – “nó làm hỏng phong cách của giày tây”. Đặc biệt, kỹ thuật từ đo, cắt đến dán, may, gò… đều rất cẩn thận, tỉ mỉ và hoàn toàn làm thủ công. Vì thế, đôi giày từ tiệm Hồ Út rất đĩnh đạc, sang trọng, bền, đẹp, uy tín…
Khi chúng tôi đến để lấy hình cho bài viết của mình, có một cặp trẻ đang chọn giày cưới. Cô gái khoe, ba thường đi giày mua ở đây, nên bảo đến chọn vì đẹp và rất ôm chân. Chàng trai vừa thử giày vừa bẽn lẽn cho biết, hồi nào đến giờ toàn mang giày thể thao và giày thời trang. Giờ đi giày hộp nhìn không quen, nhưng cảm thấy rất thoải mái, vừa vặn…
Gần cả đời mình, ông gắn bó với nghề đóng giày, giữ ấn tượng với bao người và làm thoải mái bao đôi chân. Nhưng tuổi của ông, cái tuổi tròm trèm một trăm ấy, được chứng kiến gần như trọn vẹn sự đổi thay của thành phố Đà Lạt hơn 100 tuổi trong quá trình phát triển, bây giờ thậm chí có thể coi ông là nhân chứng sống hiếm hoi của lịch sử Đà Lạt, đáng ra phải được nghỉ ngơi, dưỡng già hoặc chỉ vui đùa với con cháu – vẫn lặng lẽ với công việc quen thuộc của mình. Đã có những bài báo, những chương trình truyền hình về ông; ông cũng được vinh danh là nghệ nhân đóng giày… Nhưng với ông, cái được từ nghề là những người tiêu dùng, những người chọn ông để nâng đỡ đôi chân của họ, giúp họ cảm giác vững vàng và thoải mái mỗi bước đi.
Lê Hoa