Nghịch lý VPS

VSP là cổ phiếu được thị trường quan tâm, thị giá thường có biến động rất mạnh và khó lường. Vậy đâu sẽ là chiến thuật giao dịch hợp lý đối với cổ phiếu này ?

Nghịch lý VPS
Nghịch lý VPS
VSP là cổ phiếu được thị trường quan tâm, thị giá thường có biến động rất mạnh và khó lường. Vậy đâu sẽ là chiến thuật giao dịch hợp lý đối với cổ phiếu này ? Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/7, cổ phiếu VSP của CTCP Đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin (Shinpetrol – một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành vận tải biển) đóng cửa ở mức 26.800 đồng tương ứng với mức vốn hóa 1.000 tỷ đồng. VSP là cổ phiếu được thị trường quan tâm, thị giá thường có biến động rất mạnh và khó lường. Đâu sẽ là chiến thuật giao dịch hợp lý đối với cổ phiếu này.Đối diện khó khăn Năm 2008 VSP đạt tổng doanh thu 1.713,80 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 297,50 tỷ đồng. Năm nay VSP đề ra kế hoạch doanh thu 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận 150 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 20%. Điều đáng nói là trong quý IV/2008 VSP lỗ 53,10 tỷ đồng và quý I/2009 lỗ 110,67 tỷ đồng. Như vậy trong 3 quý cuối năm VSP phải đạt lợi nhuận khoảng 260 tỷ đồng để có thể hoàn thành kế hoạch. VSP có hoạt động kinh doanh chính là vận tải biển, rất khó kỳ vọng có lợi nhuận đột biến trong tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn gượng dậy, ngành vận tải biển còn rất nhiều khó khăn. Thời gian tới VSP sẽ lựa chọn đối tác để chuyển nhượng vốn trong khu sân golf Mê Linh, dự án cụm công nghiệp tàu thủy Long An, dự án khu du lịch giải trí tại Quảng Ninh. Đây là hoạt động có thể cải thiện đáng kể cho lợi nhuận của VSP trong thời gian tới. Tuy nhiên việc tìm ra đối tác để chuyển nhượng là điều không đơn giản. Ngoài ra, VSP cũng lựa chọn đối tác để liên kết đầu tư khai thác gỗ và tái trồng rừng tại Kon Tum nhưng đây không phải là dự án có thể sinh lời trong ngắn hạn. Một yếu tố Cực kỳ quan trọng để VSP có thể “thoát bão" là năng lực quản trị, nhưng rất khó có thể nói đây là điểm mạnh của VSP. Vào giữa quý II, VSP đã trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100 :135 để tăng vốn điều lệ từ 158,70 tỷ đồng lên 372,94 tỷ đồng. Điểm không mới nhưng cũng cần nhắc lại là cổ phiếu VSP có EPS năm 2008 lên đến hơn 20.000 đồng/cp, thuộc hàng cao nhất trên thị trường. Nhưng đến giờ này NĐT vẫn không thể nhận được cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ là cổ phiếu. Đây chỉ là biện pháp xoa dịu cổ đông tại một số thời điểm của ban lãnh đạo công ty trong khi có phần bế tắc trong việc xử lý những vấn đề đang gặp phải. Cẩn trọng đầu tư Với sự hồi phục của TTCK, VSP là cổ phiếu có khả năng sinh lời tốt nhất và được NĐT lướt sóng ưa thích. Trong quý II đã có khoảng 8 đợt sóng đối với VSP, tỷ lệ sinh lời vào khoảng 20-30%. Ngay cả khi kết quả kinh doanh quý I được công bố cho thấy rất u ám thì giá cổ phiếu này vẫn tiếp tục tăng mạnh và đà tăng chỉ mất đi khi thị trường chung bước vào giai đoạn điều chỉnh. Xem ra sự thua lỗ của VSP chỉ đóng vai trò thứ yếu và đôi khi có ảnh hưởng rất mờ nhạt đối với sự lên xuống của VSP. Điều gì đã tạo ra những đợt sóng cho VSP? Thứ nhất, việc thị trường lên điểm cũng tương tự sóng lên và việc con thuyền VSP dù có như thế nào vẫn sẽ lên theo. Thứ hai, Những gì khó khăn của VSP đã được phản ánh vào giá của cổ phiếu, bởi VSP đã có những thời điểm lên đến mức 25.0 nên mức giá 3.0-4.0 sẽ tạo cảm giác về đáy, giá rẻ. Thứ ba, tới một số thời điểm dòng tiền trên thị trường tìm đến nhóm ngành cổ phiếu vận tải. Và cuối cùng việc NĐT rất ưu ái cho VSP và những tin đồn về việc đánh lên, đánh xuống cổ phiếu này cũng rất đa dạng. Còn những yếu tố nào chi phối đến thị giá của VSP trong thời gian tới? Đầu tiên có thể kể đến thông tin chia thưởng, nhất là khi thị trường hiện nay đã không còn e ngại đối với CP thưởng như trước nữa và VSP cũng có kế hoạch tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Từ khá lâu, VSP đã dự định sẽ chuyển niêm yết cổ phiếu từ HNX vào HOSE, điều này cũng có thể tạo ra hiệu ứng tốt vì không ít cổ phiếu đi trước đã "đổi vận" sau khi chuyển sàn. Những thông tin về các cuộc chuyển nhượng vốn trong các dự án của VSP sẽ trở thành một lực rất mạnh để hỗ trợ cho VSP. Đã xuất hiện xu hướng dựa vào chỉ số vốn tải biển quan trọng của thế giới là Baltic Dry Index (BDI) để giao dịch cổ phiếu thuộc ngành này, đáng kể nhất trong tháng 5 khi BDI tăng mạnh. Nhiều khả năng, BDI sẽ tiếp tục chi phối đến động thái giao dịch của các tổ chức trong thời gian tới. Do vậy không chỉ chờ đợi những yếu tố hỗ trợ kể trên. NĐT cần đặc biệt cân nhắc đến những rủi ro khi đầu tư vào VSP mà đáng kể nhất chính là nguồn cung từ hàng loạt cổ đông lớn và thành viên ban lãnh đạo. Dù cho giải trình có khéo thế nào đi nữa, vẫn sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi về việc nếu một DN "lành lặn” tại sao những người đang lèo lái nó phải liên tục bán ra cổ phiếu như vậy.
Theo Thái Ca (Báo Sài Gòn giải phóng - Đầu tư Tài chính)

Đọc thêm